Trước kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá XV, cử tri Thành phố Hồ Chí Minh có đề nghị có biện pháp cụ thể để nâng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị nhằm tránh tình trạng già hóa dân số ngày càng gia tăng.
Trước kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu ý kiến Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ năm 2006, tuy nhiên chưa thực sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh thấp. Tỷ lệ sinh con vẫn tiếp tục giảm những năm gần đây, và dự báo còn tiếp tục giảm. Bộ trưởng cho biết "Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị".
Trên biểu đồ sinh cho thấy năm 2016, cứ 1.000 dân thành thị thì có 15,5 trẻ em được sinh ra sống thì con số này đến năm 2023 lại tiếp tục giảm về còn 13,5. Bộ trưởng Lan cho biết 21/63 tỉnh, thành có mức sinh thấp, chiếm gần 40% dân số cả nước; hầu hết nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh. Đông Nam bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam nhưng lại có mức sinh thấp nhất cả nước, bình quân mỗi phụ nữ sinh 1,47 con.
Hệ lụy của mức sinh thấp này là dân số già hóa, sẽ tăng nguy cơ thiếu hụt lao động, có thể ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588 năm 2020 phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Theo Quyết định này thì các địa phương có mức sinh thấp nên ưu tiên các nhiệm vụ giải pháp, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh con.
Trên thực tế thì đã có nhiều địa phương có những chính sách tặng tiền, thưởng cho các cặp vợ chồng sinh 2 con trước 35 tuổi.
Một số nội dung trong Nghị quyết là hô trợ khuyến khích sinh con, khuyến khích cần thí điểm cũng được đưa ra như hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em...
Đáng chú ý hơn nữa là Bộ trưởng Đào Hồng Lan dẫn thông tin từ Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 với nội dung “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”. Đây có thể là một trong những biện pháp can thiệp, điều chỉnh mức sinh ở vùng mức sinh thấp và đạt mức sinh thay thế.
Ngại kết hôn, ngại sinh con trong lớp trẻ trở thành một nỗi lo ngại vì điều này liên quan tới tỷ suất sinh, khiến Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số.
Tác giả: An Nhiên
-
Tin vui: 6 tỉnh thành miễn giảm học phí năm học 2025: Phụ huynh không biết là thiệt
-
Kể từ 1/8: 7 trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không cần xin phép
-
Nuôi loài béo núc, ngoe nguẩy sống trong thân cọ, nông dân bỏ 1 vốn nhưng thu về 9 lời
-
Năm 2025: 6 trường hợp bị thu hồi Sổ Đỏ, người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi
-
Sắp vào năm học 2024-2025, cha mẹ có con tiểu học cần biết điều này tránh thiệt cho con