Sau sinh ăn gì bị hậu sản?

( PHUNUTODAY ) - Hậu sản là thời kì người phụ nữ dễ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Ăn uống đóng vai trò quan trọng và cần đặc biệt lưu ý để tránh những hậu quả đáng ngờ.

Sau sinh ăn gì bị hậu sản?

Không chỉ trong thời gian mang thai việc chăm sóc sức khỏe mới là quan trọng với người phụ nữ. Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ cần có một thời gian để hồi phục trở lại.

Quá trình hậu sản này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần, nó được gọi là hậu sản. tThời kỳ hậu sản, người phụ nữ thường gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng là việc làm cần thiết để tránh hậu sản.

 

Các bà mẹ cần ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu hóa, tránh ăn các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, các chất cồn như bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Hạn chế đồ lạnh, hải sản tanh, trong 6 tuần đầu sau sinh. Ăn kiêng nhiều thứ thường làm giảm tính đa dạng của khẩu phần, dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa mẹ.

Chủ yếu thời kì này, sắt, protein và các loại chất khoáng, vitamin rất quan trọng để giúp người phụ nữ hồi phục, bởi vậy nếu ăn ít hoặc ăn những món ăn đạm bạc, thiếu chất như chỉ có rau hoặc vài món khô, giàu xơ thì không thể đáp ứng được.

Một số bệnh thường gặp trong thời kì hậu sản

Băng huyết: chảy máu nhiều ngay sau khi sinh và sổ nhau. Khi ra máu nhiều, sản phụ có thể tử vong.

Nhiễm khuẩn hậu sản: nhiễm khuẩn từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, gây tổn thương cơ quan sinh dục.

Tiền sản, sản giật sau sinh: thách thức lớn cho sức khỏe phụ nữ. Thường các trường hợp sẽ xẩy ra trong những ngày đầu sau sinh.

 

Những món ăn giúp cải thiện hậu sản

Sau sinh nếu mẹ bỉm sữa cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,..thì đó chính là biểu hiện của việc thieeud máu- một trong những hậu sản thường gặp. Dưới đây là những món ăn giúp cải thiện tình trạng hậu sản sau sinh:

Nước sâm

Hồng sâm 10g thái lát  cho nước vào đun chín và cho sản phụ uống lúc còn ấm.Trứng gà, rau cần

Nguyên liệu: Rau cần 100g, trứng gà 2 quả

Chế biến: rau nhặt sạch, nấu chín thì cho trứng vào, cho sản phụ ăn trứng, bỏ canh.

Gà hầm thuốc bắc

Nguyên liệu: Gà mái 1 con, đương quy 30g, xuyên khung 15g

Chế biến: làm sạch thịt gà cho vào hầm cùng đương quy cho nhừ, cho sản phụ ăn cả  thịt gà và uống nước canh.

Mộc nhĩ đen hầm

Mộc nhĩ đen, đường phèn, lượng như nhau, đem hầm nhừ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.

Cháo chim bồ câu, hạnh nhân

Nguyên liệu: bồ câu 100g, hạnh nhân ngọt 100g, gạo vừa đủ

Chế biến: Làm sạch chim bồ câu rồi cho vào nấu cháo với hạnh nhân.

Cháo lươn, nước gừng

Nguyên liệu: Lươn 150g, nước gừng 10-20ml, gạo tẻ vừa đủ

Chế biến: Lươn làm sạch cho vào nấu cùng gạo thành cháo, khi chín cho nước gừng vào rồi cho sản phụ ăn nóng.

Tác giả: Văn Thu Hiền