Tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?
Uốn ván là bệnh gì? Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh. Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai hầu hết chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván, do đó cũng không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém (nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn) cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.
Chính vì vậy mà theo lời khuyến của các bác sĩ thì phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh. Theo đó, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.
Khi mang thai đến tuần thì tiêm phòng uốn ván?
+ Trong trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
+ Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
+ Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
+ Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
+ Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Một số lưu ý khi tiêm phòng uốn ván
1. Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn.
2. Trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
3. Mũi tiêm này thường được mẹ bầu tiêm ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Với mũi tiêm đầu, mẹ bầu nên tiêm sau thời điểm thai nhi được 20 tuần và mũi nhắc lại sau mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng và trước khi dự sinh ít nhất 30 ngày.
4.Nếu mẹ bầu đã tiêm 1 hoặc 2 mũi uốn ván trước khi mang thai thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5
5.Nếu bà bầu đã được tiêm 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn váng trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi nhỏ thì nên tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5
6.Đối với bà bầu đã tiêm đủ 5 mũi trước mang bầu thì không cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên, nếu mũi cuối cùng cách 10 năm thì nên tiêm 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc 5.
Cuối cùng, bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!