Đối với các mẹ bầu thắc mắc không biết trong 3 tháng đầu nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý?
Để trả lời cho câu hỏi này thì các mẹ bầu cần biết rằng: Đối với mẹ cầu có cân nặng bình thường trước khi mang thai thì cả quá trình thai kỳ mức tăng giao động từ 11,3 – 16kg; Đối với các mẹ bị thiếu cân thì mức giao động nên tăng 12,7 – 18,3kg; Và đối với các mẹ thừa cân thì mức giao động nên tăng từ 7-11,3kg.
Bên cạnh đó với các trường hợp song thai thì mức tăng của mẹ bầu nên dao động từ 16 - 20,5kg.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.
Một số tiêu chí đánh giá mức độ tăng cân mà mẹ bầu cần lưu ý:
Trên thực tế, cơ thể phụ nữ khác nhau nên cân nặng khi mang thai cũng khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân bạn có trước khi mang bầu. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai để tìm hiểu cân nặng của bà bầu cần có thế nào là thích hợp. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá:
+ Nếu bạn quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18,5: bạn sẽ cần tăng số cân nặng từ 13 đến 18 kilogam.
+ Nếu bạn béo phì, tức là chỉ số BMI cao hơn 29: bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9 kilogam, thậm chí ít hơn.
+ Nếu chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình, tức là từ 18,5 đến 26: bạn nên tăng từ 12 đến 16 kilogam, đây cũng là tiêu chuẩn tăng cân trung bình của phụ nữ mang thai.
+ Nếu thừa cân (chỉ số BMI từ 26 đến 29): bạn nên tăng từ 7 đến 12 kilogam.
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng, bởi đây là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa cũng như bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Mang thai 3 tháng đầu, mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300 calories mỗi ngày để có thể tăng thêm từ 1 đến 2,5 kg trong thời gian này. Dưới đây là những thực phẩm không thể bỏ qua khi mang thai 3 tháng đầu:
+ Súp lơ:
Súp lơ vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị với các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh. Chúng cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
+ Họ hàng nhà đậu:
Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.
Mẹ có thể dùng đậu để nấu chè, vừa dinh dưỡng, vừa dễ làm. Tuy nhiên, đừng cho quá nhiều đường nếu không muốn bị tác dụng ngược mẹ bầu nhé!
+ Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…:
Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
+ Đậu phộng:
Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Hơn nữa, đậu phộng cũng chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, ăn nhiều đậu phộng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cũng như làm bà bầu bị nóng trong người. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng, bầu ơi.
+ Trứng:
Trứng không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
+ Cá hồi:
Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
+ Thịt bò:
Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
+ Sữa chua:
Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu trong việc chăm sóc mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh.