Sớm sang tên Sổ Đỏ cho con, cha mẹ già cay đắng sống trong nước mắt, làm 1 Điều này tốt cho cả hai

( PHUNUTODAY ) - Trong thực tế không ít cha mẹ sang tên sớm sổ đỏ cho con và dẫn tới nỗi đau cay đắng khi về già trắng tay. Để vừa giữ được tình cảm gia đình, vừa hợp pháp cha mẹ có thể tham khảo những điều sau.

Trong thực tế có những câu chuyện đau lòng vì tài sản, vì nhà đất, sổ đỏ mà dẫn tới những nỗi đau không ngờ. Nhiều cha mẹ không ngờ rằng khi sang tên sổ đỏ cho con sớm đến lúc già không còn nơi về.

Có gia đình cha mẹ sang tên sổ đỏ cho con, nhưng con mang đi cầm cố vay nợ rồi bể nợ, hoặc thua cờ bạc, người ta tới xiết nợ thì cha mẹ ra đường không còn nơi nương thân.

Có gia đình cha mẹ sang tên sổ đỏ cho con, con cái bán nhà ở quê mua nhà mới trên thành phố, đón cha mẹ lên ở. Nhưng cha mẹ con cái không hòa hợp sống cùng được, cha mẹ muốn về quê thì đã không còn nhà để về, trong tay lại không còn tiền vì đã trao cho con mọi thứ...

Sớm sang tên Sổ đỏ cho con nhiều cha mẹ ngậm ngùi trắng tay

Có gia đình cha mẹ sang tên Sổ đỏ cho con nhưng yêu cầu miệng con không được bán, nhà này vẫn của bố mẹ, sang tên sớm để khi bố mẹ già khỏi phiền thủ tục. Nhưng thực tế khi con bán, thậm chí bán cả đất hương hỏa tổ tiên để lại mà cha mẹ không thể làm gì ngăn cản.

Do đó cha mẹ cần nhớ rằng tình cảm cha mẹ con cái là thiêng liêng nhưng cũng có những điều vẫn phải dùng pháp luật bảo vệ. Hơn nữa cha mẹ cũng cần phải "tính đường" để tránh cho mình và con mình rơi vào tình huống này. Cha mẹ sẽ được yên ổn tuổi già mà con cái cũng có barie để tránh những hành xử vô phước.

1. Khi sang tên sổ đỏ cho con, cha mẹ sẽ hết quyền

Theo quy của Điều 117, Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể, nội dung, mục đích và hình thức.

Điều 459 của Luật này thì quy định tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định.

Nếu cha mẹ đã hoàn tất việc sang tên Sổ đỏcho con thì giao dịch hợp pháp, người con được quyền quyết định với tài sản đó. 

Thế nên sau đó con bán, thế chấp, hay làm gì với tài sản đó thì cha mẹ không ngăn cản được. Khi cha mẹ tự nguyện chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất, tài sản cho con cái đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền sở hữu, quyền kiểm soát tài sản đó.

Điều này nhắc nhở cha mẹ cần nhớ để quyết định có nên sang tên sổ đỏ sớm cho con không.

Việc cha mẹ tin tưởng tuyệt đối mà không thiết lập biện pháp bảo vệ lợi ích cho mình có thể dẫn đến rủi ro mất trắng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cha mẹ khi về già.

2. Lời khuyên cho cha mẹ: Cha mẹ có thể hỗ trợ con cái bàng việc lựa chọn hình thức cho vay có điều kiện, cha mẹ và con có những thỏa thuận bằng văn bản hoặc bảo lưu quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản có thể giúp tránh rủi ro mất tài sản vĩnh viễn.

Về sổ đỏ hoặc các tài sản khác có thể dùng di chúc cho con và tham khảo điều 462 Luật Dân sự như sau:

"Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại".

Cha mẹ cũng cần tránh tâm lý cho rằng đã cho tặng mà còn "nặng nề" ràng buộc. Nhưng thực tế đã có nhiều câu chuyện xảy ra thành nỗi đau trong gia đình nên cha mẹ cần tỉnh táo hơn trước khi sang tên, cho tặng tài sản cho các con để vừa bảo vệ tuổi già của mình vừa "chặn đường" không cho con cái làm việc trái luân thường mà vẫn hợp pháp luật.

Tác giả: Như Bình