Nhiều người mua muôi xới cơm thường thấy chúng có các chấm sần và nghĩ chúng để chống dính cơm. Nhưng sự thực khi xới cơm chúng vẫn dính thậm chí còn dính hơn muôi trơn láng. Vậy chấm sần để làm gì?
Công dụng bất ngờ của những chấm li li trên thìa xới cơm
Thực chất những đốm chấm sần này cũng giảm chống dính cơm, để khi xới thì cơm dễ rơi vào bát. Nhưng công dụng đó có lẽ không phải là chính bởi thìa phẳng trơn vẫn chống dính tốt. Thế nên công dụng chống dính cơm vào thìa không quá nổi trội trong thực tế.
Công dụng quan trọng nhưng lại ít người biết là để cạo cơm dính ở thành nồi: Thìa có chấm sần này để cạo và đẩy cơm bám trên thành nồi dễ hơn. Chấm sần có đầu tròn không nhọn không sắc nên có thể kéo cơm khỏi bám dính ở thành nồi mà lại không cần lực mạnh không làm tổn thương xây xước lớp chống dính của nồi.
Dù là nồi cơm đã có chống dính nhưng bạn để ý sẽ thấy có nhiều lần cơm vẫn bám vào thành nồi. Đặc biệt những khi chúng ta để cơm qua đêm bị nguội chúng bám vào thành nồi có thể cứng lại khó lấy ra. Nếu dùng thìa inox cạo hoặc dùng đầu thìa cạo dễ làm bong tróc chống dính. Thế nên nhà sản xuất làm ra thìa không bằng phẳng để tạo ma xát, giúp bạn khi ăn cơm xong dọn nồi cơm thì dùng thìa có lấm chấm đó đẩy cơm dính trên thành nồi dễ dàng hơn.
Các vết sần của muôi xới cơm này giúp đẩy cơm khỏi bám dính ở thành nồi dễ dàng hơn, không mất thời gian lâu ngâm nồi trong nước, tránh hỏng nồi. Sau đó dùng miếng rẻ rửa bát rửa lại sẽ nhanh tiện hơn. Vì vết chấm sần này có độ nhám dễ lấy cơm dính thành nồi hơn miếng rửa bát thông thường nhưng chúng lại không tạo ra sự sắc lẹm như miếng rửa bằng sắt nên không làm bong tróc lớp chống dính.
Cách dùng nồi cơm điện đúng
Dùng muối xới có chấm sần để lấy cơm bám trên thành nồi ra, bạn nên lưu ý vài điểm sau khi dùng nồi cơm chống dính để bảo quản lòng nồi lâu bong tróc.
- Khi ăn cơm xong, nếu còn thừa nên bỏ cơm ra tô tránh để cơm trong lòng nồi gây ẩm ướt lâu nên ảnh hưởng lớp chống dính.
- Nồi cơm chống dính nên sau khi rửa rồi úp xuống cho khô sẽ bảo quản lớp chống dính bền hơn.
- Không nên ngâm nồi chống dính lâu trong nước vì sẽ làm giảm tuổi thọ lớp chống dính
- Không dùng vật cứng nhọn để cọ lòng nồi chống dính
- Không dùng lòng nồi cơm đun trực tiếp trên bếp
- Lòng nồi đang nóng không được thả ngay vào nước lạnh vì thay đổi nhiệt độ ngột sẽ làm nhanh hỏng lớp chống dính trong nồi.
- Không nên dùng lòng nồi cơm điện khi đã bị bong tróc lớp chống dính.
Tác giả: An Nhiên
-
Buộc 2 bàn chải cũ lại với nhau, giải quyết vấn đề khó nhằn, nhà nào cũng gặp phải
-
Trồng đinh lăng trong nhà có tốt không? Ý nghĩa gì về phong thuỷ là gì?
-
'Xây nhà có 2 cửa, cả người và của đều lao đao', lời Tổ Tiên dạy con cháu đừng quên
-
Điện thoại đầy bộ nhớ vừa chậm, vừa đơ, ấn nút nhỏ này là giải phóng 90% dung lượng
-
Cúng Rằm tháng Chạp: Chọn đúng giờ này lộc vào tới tấp, gia chủ kinh doanh đắc tài chẳng thiếu tiền xài