Có một sự thực chỉ ra rằng người càng giỏi giang càng có ít bè bạn, người càng ưu tú càng cô đơn, vậy đâu là nguyên nhân?
Không muốn “đóng vai phụ”
Trong mối quan hệ giữa các cá nhân, dù là thân thiết hay xã giao, luôn tồn tại một "cuộc cạnh tranh không lời" bên trong tâm hồn mỗi người. Mặc dù có thể xem nhau là ngang hàng, nhưng trong tận cùng, mỗi bên đều nghĩ rằng họ có thể vượt trội hơn đối phương. Khi trở thành người nổi bật nhất trong một nhóm, sự chú ý sẽ tập trung vào bạn. Tự nhiên, mỗi người đều cảm thấy mình thật đáng khen. Ngược lại, nếu ai đó vượt trội hơn, bạn dễ dàng bị che lấp và mờ nhạt.
Trong lòng ai cũng vậy, họ không muốn ở gần những người ưu tú. Bởi vậy khi ở cạnh nhau, họ cảm thấy mình trở nên nhạt nhòa và chỉ đóng vai trò phụ trong các sự kiện tập thể. Trong cuộc sống này, không ít người khi cảm thấy thua kém sẽ nảy sinh ghen tị và trở nên khó chịu khi nhìn thấy thành công của người khác.
“Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
Khi không cùng chí hướng, cùng nhận thức và cùng trình độ, việc đàm đạo và đi chung một con đường trở nên khó khăn. Khi bạn ngày càng tiến bộ và vượt trội khiến những người xung quanh không thể theo kịp, họ có thể phản kháng, ghen tị và nói xấu về bạn.
Có một câu: "đạo bất đồng bất tương vi mưu" (người không có cùng chí hướng không thể cùng nhau bàn bạc và làm việc với nhau). Khi tư duy và tầm nhìn vượt trội hơn rất nhiều so với những người xung quanh, những gì bạn nhận được không phải luôn là sự tôn trọng và ngưỡng mộ, thường là ghen tị và âm mưu hãm hại. Trở thành một người xuất sắc và ưu tú không phải là điều dễ dàng. Không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và nỗ lực để theo đuổi sự hoàn thiện và phát triển bản thân. Thay vào đó, họ chế giễu những người tiến bộ, nổi bật, khác biệt và không "đồng hòa" với đám đông.
Có so sánh sẽ có “đau thương”
So sánh bản thân với những người xung quanh là một hành động gần như bản năng đối với nhiều người. Một số người tạo động lực từ sự so sánh này, không ngừng thúc đẩy bản thân phải trở nên giỏi hơn, tiến lên phía trước để bắt kịp và phát triển hơn đối phương. Trong khi đó, một số người lại trở nên ghen tị khi thấy sự chênh lệch giữa bản thân và người khác. Họ không muốn đối diện với những thiếu sót do sự thiếu cố gắng của chính mình.
Lý do một số người không thích những người xung quanh vượt trội hơn mình là vì lo lắng sẽ bị so sánh. Dù bắt đầu từ cùng một xuất phát điểm nhưng sau đó đối phương trở nên nổi bật hơn, thu hút sự chú ý và lời khen từ người khác trong khi bản thân lại trở nên nhạt nhòa, không tiến bộ, điều này dễ khiến ta cảm thấy tự ti. Trong trường hợp này, họ thà tránh xa những người xuất sắc hơn còn hơn là thừa nhận rằng bản thân chỉ bình thường.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phụ nữ "tòm tem vụng trộm" bên ngoài, về nhà thường nói 3 câu, chồng tinh ý là biết ngay
-
3 tội ác mang lại báo ứng nặng: Bất hiếu, tà dâm và tội gì nữa?
-
Phụ nữ đến tuổi này hay thèm "của lạ", các anh biết mà lo giữ vợ
-
Các cụ có câu: "Thọ có 3 cái không quá, con cháu đời sau phúc khí nhiều'', ở đây là chỉ điều gì?
-
Đàn ông có 4 đặc điểm sau, dù ở độ tuổi nào cũng khiến đàn bà say đắm, đặc biệt là điều thứ 2