Thứ nhất, ít hơn sáu mươi tuổi không tổ chức đại thọ
Người xưa cho rằng sau mưới năm chính là một chu kỳ. Thế nên năm sau mươi tuổi chính là năm đầu tiên của hoa giáp, nên mọi người sẽ mời người thân và bạn bè đến tổ chức mừng thọ tuổi 60.
Nếu như chưa đến tuổi 60 mà đã tổ chức đại tiệc thì những người xung quanh cho rằng bạn đã già và có thể không sống lâu được.
Thứ hai, cha mẹ còn sống không làm lễ mừng thọ lớn cho bản thân
Sinh nhật thứ 60 là một ngày vô cùng quan trọng, nhưng nếu cha mẹ vẫn còn sống ở tuổi 60 thì việc tổ chức kỷ niệm là không hề thích hợp.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, khi cha mẹ còn sống, con cái không nên tổ chức lễ mừng thọ lớn cho mình. Điều này dựa trên quan niệm kính già, yêu trẻ, hiếu thảo. Làm lễ mừng thọ lớn nghĩa là người đó đã bước vào tuổi già, nhưng cha mẹ còn sống, mình còn bổn phận báo hiếu, cho nên tổ chức lễ mừng thọ lớn cho mình là không thích hợp.
Thế nên cần nhớ, cho dù bạn bao nhiêu tuổi, miễn cha mẹ còn sống, bạn là con cái thì phải có trách nhiệm hiếu kính và tổ chức mừng thọ cho cha mẹ bạn.
Khi cha mẹ còn sống thì con cái cần tổ chức mừng thọ cho cha mẹ với chủ đề trường thọ để mong cha mẹ sống lâu thật lâu.
Thứ ba, trên 90 không tổ chức đại thọ
Những người ở độ tuổi 70, 80, 90 và 100 được gọi là đại thọ. Ở độ tuổi này được coi là có ý nghĩa và biểu tượng đặc biệt trong dân gian.
Mặc dù tổ chức mừng thọ ở độ tuổi này chính là nghi thức truyền thống, nhưng tình trạng thể chất và tâm nguyện của người cao tuổi cũng cần được xem xét, việc tổ chức mừng thọ quá rườm rà sẽ khiến người già mệt mỏi.
Đối với người già thì niềm vui lớn nhất của họ chính là được quây quần bên con cháu.