Trong cuộc sống có lẽ bạn không ít lần gặp tình trạng người ta đi chợ mặc cả lên xuống từng nghìn với người bán rau. Mua mớ rau 10 nghìn đồng cũng cố hạ xuống 8 nghìn đồng. Nhưng khi đi mua quần áo, mỹ phẩm, vào siêu thị sang chảnh, nhà hàng sang chảnh thì sẵn sàng không nhận lại lại tiền thừa, đôi khi "boa thêm". Nhiều người khi đến nhà giàu cung cấp dịch vụ thì sẵn sàng giảm giá nhưng lúc sau ra chợ thì lại vẫn trả giá từng cân hoa quả, từng bó rau, từng chục trứng...
Vì người ta sĩ diện và thích quyền lực?
Nhiều người cho rằng hành động trả giá với người nghèo từng chút còn hào phóng với người giàu là vì sĩ diện và thích thể hiện quyền lực. Đôi với người giàu, nhiều người sợ hãi, hèn nhát và muốn thể hiện đẳng cấp nên e dè, thích boa, sẵn sàng giảm giá để sĩ diện. Nhưng khi tới nơi người bán nhỏ thích trả giá để thể hiện quyền lực của mình, thông qua việc được phép trả giá. Nhiều người cũng cho rằng hành động này thể hiện rõ tư duy của những người thích quyền lực, sợ quyền lực.
Vì ở môi trường nào hành xử phù hợp môi trường ấy?
Nhiều người cho rằng việc trả giá hàng rau với boa ở nơi bán sang chảnh là khác nhau. Không thể so 100 nghìn ở nhà hàng với 1 nghìn ở hàng rau. 100 nghìn so với hóa đơn vài chục triệu thì là số rất nhỏ, nhưng 1 nghìn so với bó rau vài nghìn thì tỷ lệ cao hơn. Do đó người ta thấy rằng người bán rau mà bán đắt hơn, bán gian hơn người khác 1 nghìn cũng đã là nâng cao tỷ lệ so với những nơi khác. Hơn nữa người bán rau không đầu tư nhiều vốn như những nơi khác. Bởi thế việc này với nhiều người không xem là sĩ diện hay quyền lực mà chỉ là không thích bị mua đắt. Hơn nữa nhiều người cho rằng họ thích cảm giác tự nguyện cho đi hơn là bị "chơi gian" một hai nghìn đồng. Nhiều người trả giá với người hàng rau là chỉ vì cho rằng nhiều người bán rau tư duy tiểu nông, thấy khách nào "sộp" là nâng giá bán, họ không có giá rõ ràng còn những nơi bán sang chảnh khác thì có giá rõ ràng nên việc họ boa thêm hay không trả giá là vì họ biết rất rõ khoản tiền của mình tiêu ra mục đích gì, còn hàng rau giá cả lộn xộn nên họ phải trả giá để không bị cảm giác "bị lừa vặt".
Vì thói quen từ xưa truyền lại
Thời xa xưa khi bắt đầu buôn bán, người ta bán kiểu như chợ nên không công khai giá, nhìn mặt bắt hình rong,nói giá cao thấp với tùy người. Cho tới khi đời sống văn minh hơn, xuất hiện loại hình buôn bán kinh doanh như nhà hàng phải có giá cả công khai, không ai trả giá khi vào siêu thị, nhà hàng chỉ trả giá nơi hàng chợ. Ngày xưa vì như thế nên những người phụ nữ chọn con dâu còn dắt con dâu đi chợ để xem có khéo trả giá không, ai khéo trả giá được khen ngợi lắm. Có lẽ vì thế đã hình thành nếp nghĩ này trong nhiều người. Thế nên họ sẽ luôn trả giá ở nơi nào không công khai giá rõ ràng, thậm chí công khai rồi vẫn xin bớt một chút.
Còn bạn thì bạn đang làm thế nào?
Tác giả: An Nhiên
-
Đàn ông bất tài, chẳng làm nên trò trống gì mở miệng là nói 4 câu này, nhất là câu đầu tiên
-
3 niềm vui trong đời ta nên hưởng thụ
-
3 nơi trong nhà vừa sạch vừa ngăn nắp thì gia đình hòa thuận, hưởng phúc báu
-
Tổ Tiên nói chẳng sai bao giờ: "3 người này đến nhà chứng tỏ tai họa sắp ập đến"
-
Đời người đau khổ là do "cái cần giữ lại buông, cái cần buông lại giữ", theo bạn nên buông gì giữ gì?