Vì sao Pháp từng có nỗi sợ "tràn lan" tiếng Anh?
Pháp là một trong số những nước châu Âu tự hào về ngôn ngữ lâu dài của mình. Đây cũng là nước nói tiếng Anh kém bậc nhất so với nhiều quốc gia châu Âu khác.
Theo Chỉ số thông thạo tiếng Anh của EF (EF EPI) 2024, Pháp đứng thứ 43, tụt 9 bậc so với năm trước và được xếp vào loại có trình độ thông thạo vừa phải.
Pháp trước đây nhấn mạnh việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc tức tiếng Pháp. Điều đó dẫn tới việc phải đối việc sử dụng ngoại ngữ. Tiếng Pháp gắn bó sâu sắc với bản sắc Pháp và trong lịch sử, người ta thường miễn cưỡng sử dụng tiếng Anh. Ngôn ngữ đôi khi bị coi là một mối đe dọa với chủ quyền dân tộc.
Trong giai đoạn thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, tiếng Pháp chiếm một vị trí “độc tôn” trong ngoại giao toàn cầu và quan hệ quốc tế. Nhiều tài liệu viết bằng tiếng Pháp. Pháp cũng có di sản thực dân nên nhiều người học tiếng Pháp.
Trong một giai đoạn văn hóa Pháp có sự ảnh hưởng lớn tới các nước khác và được đánh giá cao về văn hóa, văn học, nghệ thuật, triết học. Các phong trào như Khai sáng phần lớn được thúc đẩy bởi các nhà tư tưởng người Pháp như Voltaire, Rousseau và Montesquieu. Tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ của giới thượng lưu có học vấn trên khắp châu Âu và các thuộc địa trải dài ở châu Mỹ, Phi và Đông Nam Á.
Nhưng khi chủ nghĩa thực dân tan vỡ, các quốc gia bị đô hộ đã giành độc lập thì bắt đầu dùng ngôn ngữ của mình mạnh lên thay vì tiếng Pháp. Trong xu thế đó thì tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được nhiều người yêu thích.
Khi tiếng Pháp thoái trào thì nhiều người còn hoài niệm về thời huy hoàng. Sự phản kháng với tiếng Anh đến nay đã giảm bớt nhưng chúng vẫn có tác động kéo dài nên hiện nay Pháp vẫn là nước có mức độ thành thạo tiếng Anh thấp so với nhiều nước châu Âu khác.
Những biện pháp khẩn cấp để nâng trình độ tiếng Anh hiện nay
Trước tình hình tiếng Anh ở Pháp không được tốt thì năm 2013, Bộ trưởng Bộ Đại học lúc bấy giờ Genevieve Fioraso đã thúc đẩy một dự luật cho phép các trường đại học của nước này dạy các môn học bằng tiếng Anh nhiều hơn. Bộ trưởng cho rằng dự luật này sẽ thu hút nhiều hơn các sinh viên từ quốc gia khác tới Pháp. Bởi hầu hết các quốc gia khác như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ thì tiếng Anh mới là ngoại ngữ phổ biến. Người ta cho rằng việc không phổ cập tiếng Anh trong giảng dạy đã khiến Pháp thu hút được ít sinh viên nước ngoài hơn. Vì thế họ đã dùng biện pháp đẩy mạnh tiếng Anh vào giảng dạy như một giải pháp cho vấn đề này. Dự luật làm dấy lên sự phẫn nộ sâu sắc từ những nhà trí thức Paris. Họ kiên quyết cho rằng sinh viên nước ngoài học tập ở Pháp phải học tiếng Pháp.
Năm 2022, Pháp công bố cấm công nghệ chơi game bằng tiếng Anh nhằm bảo vệ sự thuần khiết của tiếng Pháp. Các quan chức chính phủ phải thay thế các từ như "e-sports" (thể thao điện tử) và "streaming" (phát trực tuyến) bằng các phiên bản tiếng Pháp đã được phê duyệt.
Năm 2023, Pháp cũng là nước đã kiện Ủy ban Châu Âu vì ưu tiên tiếng Anh trong tuyển dụng ở khối này. Ở Pháp các bài kiểm tra chỉ bằng tiếng Anh là “hành vi phân biệt đối xử”. Liên minh châu Âu tuyển dụng quan chức trong lĩnh vực vũ trụ, quốc phòng và kinh tế đều đang dùng tiếng Anh trong các bài kiểm tra. Pháp đã cho rằng tiêu chí tiếng Anh này có lợi cho các ứng cử viên nói tiếng Anh nên đã đệ đơn hai đơn khiếu nại lên tòa án cấp cao của EU.
Ở Pháp việc học tiếng Anh không phải là môn bắt buộc cho tới khi trẻ đạt đến lớp 6ème, tương ứng với năm đầu tiên của trường THCS, thường là ở tuổi 11. Còn trước 6ème thì các trường linh hoạt chọn dạy ngoại ngữ dựa trên nguồn lực của họ.
Hơn nữa cách dạy tiếng Anh ở đây rọng tâm truyền thống là ngữ pháp và kỹ năng viết tiếng Anh hơn là khả năng đàm thoại trôi chảy nên khiến sinh viên có kiến thức tiếng Anh lý thuyết nhưng lại thiếu kỹ năng giao tiếp thực tế.
Gần đây bộ giáo dục Pháp đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề này nhằm nhấn mạnh vào việc nói, sử dụng tiếng Anh trong thực tế. Năm 2022, chính phủ Pháp đã triển khai kế hoạch học tiếng Anh "khẩn cấp" cho trường học thông qua các ưu tiên học ngoại ngữ này như việc mở thêm nhiều trường song ngữ, phần mềm ngôn ngữ bằng giọng nói và tài trợ cho các chuyến đi học tập tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Tác giả: An Nhiên
-
Khóa SIM, thu hồi số điện thoại với 4 đối tượng này, ai cũng cần biết để tránh mất số
-
Hô đổ xăng 50 ngàn hay 100 ngàn đều hớ: Có 1 cách thông minh, chẳng lo người bán qua mặt
-
7 trường hợp bị từ chối cấp hộ chiếu trong năm 2024-2025: Cố tình gửi hồ sơ đi cũng bị trả về
-
Nhặt được tiền rơi tự ý sử dụng có vi phạm pháp luật không? Người nhặt được có quyền gì với tài sản này?
-
4 kiểu xe ra đường rất dễ bị CSGT "tuýt còi" thổi phạt, là những loại nào?