Lương hưu thay đổi như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật BHXH, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tuy nhiên, theo quy định có giới hạn mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và tối đa. Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu như sau: Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề thì cao hơn tối thiểu 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cao hơn tối thiểu 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cao hơn tối thiểu 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ hằng tháng với mức tối thiểu vùng.
Do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc. Từ đó dẫn đến tiền lương hưu cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, tiền lương chỉ chiếm một phần trong việc tăng lương hưu bởi ngoài mức đóng BHXH còn phụ thuộc vào tỷ lệ lương hưu hằng tháng - Tức tùy vào số năm mà NLĐ đóng BHXH cao thì tỉ lệ hưởng lương hưu càng cao.
Cách tính tỉ lệ hưởng lương hưu với công chức, viên chức mới nhất
Cơ quan Bảo hiểm xã hội cho hay, mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ như sau:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu (Từ năm 2022) như sau:
+ Đối với lao động nam nghỉ hưu cứ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Đối với lao động nữ nghỉ hưu cứ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tác giả: Min Min
-
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT áp dụng từ ngày 01/10/2022: Người lao động cần nắm
-
6 trường hợp người dân sẽ bị thu hồi sổ đỏ, ai cũng nên biết để tránh mất tiền oan
-
Ký hiệu đặc biệt trên thẻ BHYT: Đánh dấu mức hưởng phúc lợi cao nhất, khám trái tuyến vẫn có lợi
-
8 nghề lương cao nhất Việt Nam rất khát nhân lực, sinh viên ra trường luôn được chào đón
-
7 cách sử dụng thông tin của công dân thay cho sổ hộ khẩu