Tất tần tật những lưu ý cần tránh khi xông hơi sau sinh mẹ cần biết

( PHUNUTODAY ) - Sinh nở được xem là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ. Không những thế, thời gian sau sinh cũng cần được quan tâm đặc biệt để mẹ có thể lấy lại sinh khí và sức khỏe. Khi đó, các bà mẹ chọn xông hơi để hồi phục.

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng phương pháp xông hơi để giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sinh khí, lấy lại sức khỏe và làn da tươi trẻ. Tính hiệu quả của phương pháp này là không thể phủ nhận và cho đến nay, phương pháp này vẫn được nhiều bà mẹ sử dụng.  Tuy nhiên, làm thế nào xông hơi an toàn, đúng cách và hiệu quả. Các bà mẹ nên lưu ý những điều sau.

Khi nào mẹ nên xông hơi

Sau sinh khoảng 4 ngày trở lên, sản phụ có thể tiến hành xông hơI. Với các mẹ sinh mổ, nên để vết mổ khô hẳn rồi mới tiến hành xông hơ, tốt nhất là sau sinh khoảng 1 tuần. Nếu thể trạng của sản phụ tốt, nên xông hơI mỗi ngày một lần đến khi con tròn 1 tháng tuổi.

Trong trường hợp khác, chỉ nên xông mỗi tuần từ 2 – 3 lần là phù hợp. Mỗi lần xông chỉ nên xông từ 20 – 30 phút, khi bạn các mẹ cảm thấy cơ thể toát hết mồ hôi và nhiệt độ nước xông hạ thì nên kết thúc ngay, không nên xông hơi nhiều quá cũng không tốt. Xông hơi tối thiểu khoảng 3 ngày / 1 lần với điều kiện là sau mỗi lần xông cơ thể mẹ cảm thấy thấy nhẹ nhõm và khỏe mạnh hơn.

Nên chọn nguyên liệu gì để xông hơi

Các mẹ mới sinh có thể sử dụng các loại lá truyền thống của Việt Nam từ ngàn xưa như: chanh, gừng, sả, ớt, bạc hà, kinh giới, bưởi, quế, tía tô,…những loại lá này sẽ giúp các bạn có cảm giác cực kỳ dễ chịu.

Ngoài các loại lá trên, chị em cũng có thể sử dụng thuốc bắc để xông hơi nhưng nên nhớ là phải mua tại các tiệm thuốc bắc có uy tín, được bảo quản tốt và không mất vệ sinh, vì có rất là nhiều loại thuốc bắc để lâu bị ẩm mốc hoặc sử dụng phụ gia để chống lại ẩm mốc, hết sức nguy hiểm nếu chúng ta mua về để xông hơi. 

Nguyên tắc khi xông hơi

  • Việc xông hơi phải tiến hành ở nơi kín gió
  • Khi xông hơi cần mặc bộ đồ rộng rãi, thoáng mát và không mặc đồ lót để mồ hôi dễ thoát ra.
  • Mỗi lần xông hơI không nên quá 15 - 20 phút, khi nước xông đã hạ nhiệt thì nên dừng lại ngay để tránh nhiễm lạnh.
  • Không tắm ngay sau khi xông để tránh gây tình trạng trữ nước trong da. Nên đợi 1 đến 2 tiếng sau khi xông hơi mới tắm bằng nước ấm.
  • Sau khi xông hơi, cần uống một cốc nước đầy để tránh tình trạng mất nước.
  • Nếu sau khi xông có tình trạng mệt mỏi thì không nên tiếp tục xông nữa. Trong trường hợp có biểu hiện lạ, cơ thể suy yếu thì cần đi khám.
  • Xông hơi ở nơi kín gió lùa, khi xông hơi xong bắt buộc phải lau khô người.  

Tác giả: Nguyễn Thủy Hằng