Tây Môn Khánh và cuộc tình đình đám với Phan Kim Liên

( PHUNUTODAY ) - Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên nổi tiếng là những kẻ dâm loạn trong lịch sử.

Nhắc đến Tây Môn Khánh mọi người đều cho rằng anh ta là người vô cùng háo sắc. Cũng chính vì mê mẩn sắc đẹp và sự lẳng lơ của nàng Phan Kim Liên mà Tây Môn Khánh đã dám thông đồng với Phan Kim Liên tìm cách giết chết Võ Lang để có thể đưa nàng ấy về phủ.

Tây Môn Khánh là một nhân vật chính trong tiểu thuyết Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh, nhưng trước đó đã xuất hiện trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am trong tình tiết nổi tiếng "Võ Tòng sát tẩu". Theo mô tả của Thủy Hử và Kim Bình Mai, Tây Môn Khánh là một nhân vật hoang dâm vô độ, tư thông với Phan Kim Liên, vợ của Võ Đại Lang, anh trai của Võ Tòng. Y cùng Kim Liên đã đầu độc chết Võ Đại Lang khi Võ Tòng đi vắng. Đến khi Võ Tòng trở về, lo tang cho anh mình xong, liền giết chết cả Tây Môn Khánh và Kim Liên lấy đầu tế anh.

Tây Môn Khánh và vốn có nhiều mỹ nhân xinh đẹp bên cạnh

Tuy vậy, nhiều tài liệu lịch sử cho rằng, cả Tây Môn Khánh, Phan Kim Liên, Võ Đại, Võ Tòng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại Tây Môn Khánh vốn xuất thân từ một chủ hiệu sinh dược, nhưng do những mánh khóe bóc lột và hành vi ác bá, kéo bè kéo cánh, thông lưng với quan lại một bước nhảy tót lên đia vị một thổ hào thân sĩ giàu tiền của, đầy quyền thế.

Sau đó, nhờ cậy vào mối quan hệ nghĩa phụ nghĩa tử với Thái Kinh, một viên đại thần quyền cao chức trọng thời bấy giờ để leo lên chức Đề hình Thiên hộ. Với sự tham lam tàn ác chuyên ăn tiền hối lộ và hại người lương thiện.

Một điểm nổi bật nhất trong cuộc đời Tây Môn Khánh chính là bản tính dâm ô cực kỳ bỉ ổi. Vốn bản tính phóng đãng, cuộc đời của Tây Môn Khánh là những chuỗi ngày chìm đắm trong dục vọng với mỹ nữ. Và y không ngờ rằng cuối cùng mình lại bị chết vì chính bản tính dâm loạn của mình.

“Nguyên mẫu” Tây Môn Khánh là… Hoàng đế Minh triều?

Theo “Kim Bình Mai”, Tây Môn Khánh đã chiếm hữu trước sau 24 mỹ nhân, không thua kém so với tam cung lục viện của một Hoàng đế. Cuối cùng, sinh mạng của nhân vật này kết thúc cũng vì thói hoang dâm quá độ khi mới 33 tuổi.

Những năm gần đây, một số học giả Trung Quốc bắt đầu ủng hộ một giả thuyết có phần “chấn động”, cho rằng “nguyên mẫu” ngoài đời thực của Tây Môn Khánh chính là vua Chính Đức – vị Hoàng đế được đánh giá “thú vị và gây nhiều tranh cãi” nhất lịch sử triều Minh.

Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu – tức Chính Đức – được mô tả là một ông vua cả đời ham hố hưởng lạc, háo sắc, vô lại, làm nhiều chuyện hoang đường không kể xiết, bị người đời chỉ trích vô cùng.

Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu được nhiều học giả nhận định chính là “Tây Môn Khánh”.

Chính Đức có ngai vàng mà không muốn, lại tự phong là Uy vũ đại tướng quân Chu Thọ. Ông có Hoàng cung không ở mà xây Trấn quốc phủ rồi tự ở trong đó.

Người đời sau đánh giá Chu Hậu Chiếu hoang dâm vô độ, làm nhiều việc vô liêm sỉ, “là hôn quân hiếm thấy”, “một trong những Hoàng đế dâm ô nhất trong lịch sử Trung Quốc”…

Nói rằng Chính Đức Đế là ông vua gây nhiều tranh cãi, bởi cũng có những quan điểm rất mạnh mẽ cho rằng Chu Hậu Chiếu là đại diện của “sự giải phóng cá nhân”, là một trong những Hoàng đế “có nhiều sắc thái phong phú nhất”.

Ông ra lệnh cho các thái giám xây Báo Phòng, chủ yếu phục vụ thú vui… giao hoan tập thể. Bên trong Báo Phòng có rất nhiều trò chơi, dã thú, mỹ nam, mỹ nữ, thậm chí còn có cả… kỹ viện phục vụ Chính Đức ngày đêm hưởng lạc, ăn chơi không chút cấm kỵ…

Không những vậy, Chính Đức cũng thường xuyên đưa các sủng thần ra ngoài “trêu hoa ghẹo nguyệt”, nửa đêm xông vào nhà dân bắt mỹ nữ “hầu ngủ”, gặp người yêu thích liền bắt đưa vào cung… khiến người dân oán thán không dứt.

Cuộc đời trụy lạc của Chính Đức chấm dứt năm 1521, khi ông tròn 30 tuổi, trong chính Báo Phòng mà ông xây dựng để phục vụ các thú ăn chơi của mình.

Dù sống phóng túng nhưng Chu Hậu Chiếu không có một người con nào thừa kế, khiến ngai vàng Minh triều phải chuyển sang tay em họ ông là Chu Hậu Thông – tức Hoàng đế Gia Tĩnh .

Chính Đức Đế là một nhân vật rất được ngành giải trí đương đại yêu thích, xuất phát từ những giai thoại về cuộc sống phong lưu của ông.

Trong số đó, “Long Phụng điếm” là câu chuyện nổi tiếng nhất về mối tình giữa Hoàng đế phong lưu Chính Đức và cô dân nữ Lý Phụng Tỷ. Giai thoại này đã được dựng thành nhiều phiên bản phim điện ảnh cũng như truyền hình.

Vì sao nói Chính Đức Đế là “nguyên mẫu” của Tây Môn Khánh?

Giáo sư ĐH sư phạm Hà Bắc (Trung Quốc) Hoắc Hiện Tuấn chỉ ra, dù tiểu thuyết “Kim Bình Mai” lấy bối cảnh thời mạt Tống, nhưng nhân vật Tây Môn Khánh chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp thương nhân ác bá và giai cấp đặc quyền ở Trung Quốc thế kỷ XVI – tức triều Minh.

Giáo sư Hoắc nhận định, nguyên mẫu của Tây Môn Khánh là Chính Đức Đế. Tác giả “Kim Bình Mai” đã xây dựng độ tuổi nhân vật này “tương đương” với Chính Đức, không ngoài mục đích ám chỉ nhà vua.

Theo ông Hoắc, “Tàng Xuân Ổ” là địa điểm Tây Môn Khánh ăn chơi trụy lạc, được lấy ý tưởng từ chính Báo Phòng nổi tiếng của Chính Đức.

Báo Phòng của Chính Đức Đế là một trong những tụ điểm ăn chơi khét tiếng và để lại nhiều câu chuyện truyền kỳ nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Cựu Cục trưởng thủy lợi thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang Thịnh Hồng Lang từng nghiên cứu vấn đề này và xuất bản cuốn sách “Tiêu Minh Phụng và Kim Bình Mai” rất nổi tiếng, cũng nhận định “Kim Bình Mai” là tiểu thuyết chính trị “bóc mẽ” vương triều Chính Đức, Gia Tĩnh.

Thịnh Hồng Lang cho rằng, tác giả Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh chính là Tiêu Minh Phụng – có ông tổ là Tiêu Minh Dụng bị sát hại trong vụ đại án Lam Ngọc thời Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương.

Ông Thịnh phân tích, cái tên “Tây Môn Khánh” nhằm ám chỉ Tây Hoa Môn bên trong Báo Phòng của Chính Đức. Bên cạnh đó, bản thân ông vua này còn tự phong mình là “Đại Khánh Pháp Vương”.

Trong khi đó, nhân vật Đại An kế thừa gia sản của Tây Môn Khánh được cho là hình ảnh ẩn dụ của Hoàng đế Gia Tĩnh.

Đặc biệt, ông Thịnh chỉ ra, Tây Môn Khánh “tình cờ” sinh vào năm Bính Dần – cùng năm mà Chu Hậu Chiếu lấy niên hiệu Chính Đức (1506). Toàn bộ câu chuyện trong “Kim Bình Mai” diễn ra trong 16 năm, cũng vừa đúng với số năm mà Chính Đức Đế tại vị (1505 – 1521).

>Chuyện đời sóng gió của hoàng hậu “6 lần lập, 5 lần phế”
(Khám phá) - (Phunutoday) - Dương Hiến Dung trở thành người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc bị “5 lần phế và 6 lần lập” là hoàng hậu…
>Nhan sắc thật sự của tứ đại mỹ nhân Trung Hoa
(Khám phá) - (Phunutoday) - Tây Thi có đôi chân lực lưỡng nên phải đeo chuông để át đi tiếng bước chân nặng nề... là sự thật phũ phàng về tứ đại mỹ nhân TQ.
>Mỹ nhân duy nhất trong lịch sử trở thành hoàng hậu của 2 nước
(Khám phá) - (Phunutoday) - Tuyệt sắc giai nhân Dương Hiến Dung xinh đẹp là thế vậy mà cuộc đời của nàng thật khổ đau, trở thành "nước cờ" của những kẻ có quyền xưa kia
>Kỹ nữ “nghiêng nước nghiêng thành” và nỗi đau đớn vạn năm
(Khám phá) - (Phunutoday) - Đã là kỹ nữ số phận họ đã trở thành “món hàng” của kẻ có quyền ngày xưa, đến cuối cùng kết cục còn đau đớn khôn cùng.

 

Tác giả: Thu

Tin mới nhất