Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống ở Việt Nam và một số nước châu Á. Đối với người dân nước ta, đây là một hoạt động quan trọng trong năm với nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức.
Tết Đoan Ngọ 2025 (mùng 5/5 Âm lịch) là thứ mấy, ngày mấy Dương lịch?
Tết Đoan Ngọ (cũng có nơi gọi là Tết Đoan Dương) diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là ngày lễ truyền thống ở một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngày lễ này ở các nước có nhiều điểm khác biệt, mang ý nghĩa khác nhau. Người dân ở mỗi quốc gia lại tổ chức các hoạt động khác nhau trong ngày này.
Theo Hán Việt, "đoan" có nghĩa là bắt đầu, "ngọ" chỉ khung giờ Ngọ trong ngày (tức là từ 11h-13h). Đoan Ngọ chính là khoảng thời gian bắt đầu giờ Ngọ. Đây cũng là lúc mặt trời và trái đất ở gần nhau nhất. Người xưa cho rằng giờ Ngọ chính là thời điểm nóng bức nhất trong một ngày. Lúc này, mầm bệnh trong tự nhiên cũng như trong cơ thể bắt dầu sinh sôi. Cơ thể con người cũng như mùa màng đều có thể chịu thiệt hại. Vì vậy, con người cần thực hiện các hoạt động thanh lọc và điều hòa cơ thể cùng với các hoạt động diệt trừ sâu bọ nhằm bảo vệ mùa màng.
Đối với người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ. Trước đây, vào ngày này, người dân sẽ thực hiện các hoạt động dâng hương cúng tổ tiên, đất trời mong mùa màng bội thu đồng thời thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ, bảo vệ nông sản.
Ngày nay, các hoạt động truyền thống trong ngày tết diệt sâu bọ vẫn được lưu truyền và được người dân ở nhiều nơi thực hiện.
5/5 Âm lịch hằng năm chính là ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, Tết Đoan Ngọ 2025 rơi vào thứ Bảy ngày 31/5 Dương lịch.
Nên làm gì vào ngày Tết Đoan Ngọ - mùng 5/5 Âm lịch?
Ở Việt Nam, vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch, người dân thường làm lễ cúng với các lễ vật như hương, hoa tươi, trái cây, nước sạch, cơm rượu nếp, chè... để dâng cúng thần linh, tổ tiên. Mỗi địa phương sẽ có những lễ vật khác nhau. Chẳng hạn như ở miền Bắc, nhiều nơi sẽ dâng cúng bánh gio. Ở miền Trung, người dân lại hay dùng các món từ thịt vịt để làm lễ vật dâng cúng. Ở Huế, món chè kê là món ăn đặc trưng thường xuất hiện vào ngày Tết Đoan Ngọ. Người dân miên nam thường cúng chè trôi nước vào ngày này.
Người xưa cho rằng, vào ngày Tết Đoan Ngọ, con người nên ăn trái cây và rượu nếp để diệt trừ sâu bọ trong cơ thể. Việc này sẽ được thực hiện ngay khi thức dậy vào buổi sáng. Theo đó, đầu tiên, con người sẽ cần súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ. Tiếp đến, chúng ta sẽ lần lượt ăn rượu nếp (với ý nghĩa làm say sâu bọ) và trái cây (để diệt sâu bọ).
Tùy theo từng địa phương mà các hoạt động truyền thống trong ngày này sẽ có sự khác biệt. Người dân ở một số nơi sẽ ăn các loại bánh, các món ăn truyền thống khác như bánh gio, trè trôi nước, bánh ú...
Ở một số vùng ven biển, người ta thường chờ đúng giờ Ngọ ngày 5/5 Âm lịch để tắm biển. Theo quan niệm dân gian, thời điểm giờ Ngọ là lúc dương khí mạnh nhất trong năm. Hoạt động tắm biển diễn ra vào khoảng thời gian này mang ý nghĩa cầu sức khỏe bình an.
Cũng do quan niệm giờ Ngọ ngày 5/5 Âm lịch là lúc dương khí mạnh nhất nên người xưa còn cho rằng dược liệu được hái vào thời điểm này sẽ có dược tính cao nhất.
Như vậy, Tết Đoan Ngọ 2025 - mùng 5/5 Âm lịch rơi vào thứ Bảy ngày 31/5 Dương lịch. Đây là ngày cuối tuần nên thuận tiện cho nhiều người trong việc thực hiện các nghi lễ truyền thống.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Sau 9/4 âm: 3 tuổi Lộc Trời rơi xuống, Tiền đẻ ra tiền, giàu nhất con giáp đầu tiên
-
Lương Thiện Trời Ban Phúc: Top 3 tuổi khó khăn vẫn giữ lòng nhân hậu, nửa đời sau Đại Cát Đại Lợi
-
Từ 6/5 đến 26/5, 3 tuổi mở trúng cung Tài Lộc, đã giàu càng thêm giàu
-
Từ 6/5: 3 tuổi Tài Lộc dồi dào, Tiền Tình viên mãn
-
Ông Tơ Bà Nguyệt se duyên (6/5-16/5): Mừng 3 con giáp hỷ sự đến nơi, ngồi chơi có Lộc