Người xưa dặn: Tết Đoan Ngọ đừng chỉ ăn hoa quả 'diệt sâu bọ', làm thêm 1 việc này để may mắn cả năm

( PHUNUTODAY ) - Một trong những nghi lễ phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ đó là tắm nước lá mùi.

Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm phải tắm nước lá mùi?

Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch hay còn gọi là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam được người dân cả nước hưởng ứng bằng cách thực hiện các nghi lễ cần thiết với mong muốn mang lại may mắn cho cả năm.

Một trong những nghi lễ phổ biến trong ngày này đó là tắm nước lá mùi. Cụ thể, vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, sau khi thực hiện nghi lễ cúng bái và đã ăn cơm rượu, hoa quả để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm gội sạch sẽ bằng nước đun lá mùi cùng với lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre…

Bởi người xưa quan niệm rằng việc tắm bằng lá mùi giúp mồ hôi toát ra, có lợi cho sức khỏe. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, cơ thể thơm tho giúp tinh thần của con người được phấn chấn. Ngoài ra vì lá mùi là vị thuốc nam nên cách tắm này còn trị được cảm mạo, giúp cơ thể giải độc.

Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào tốt nhất?

Năm 2022, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày thứ Sáu (3/6/2022 Dương lịch).

Theo truyền thống, vào ngày này, người Việt thường làm mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành dâng lên tổ tiên, thần linh, cầu nguyện một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe.

Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Do đó lễ cúng Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5.5 Âm lịch.

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm lễ vật gì?

Tùy theo từng vùng miền và điều kiện gia đình mà có sự chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại trái cây (mận, vải...),... Ngoài ra với các vùng thì có thay đổi về đặc sản vùng miền đó. Cụ thể:

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ người miền Bắc gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Bánh tro, bánh ú

- Xôi, chè

- Cơm rượu nếp: là món đặc trưng của người miền Bắc trong dịp này, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ người miền Trung gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Bánh tro, bánh ú

- Chè kê là món ăn đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế.

- Cơm rượu: Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Cơm rượu miền Trung có dạng miếng nhỏ vuông vức.

- Thịt vịt: Người miền Trung thường thêm món thịt vịt vào mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm xưa, thịt vịt mát, ăn vào sẽ mát cả năm và đây cũng được cho là món ăn có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ người miền Nam gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Cơm rượu: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu không để rời mà được viên thành những viên tròn trước khi ủ. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào.

- Bánh ú bá trạng: Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.

- Chè trôi nước: Chè trôi nước miền Nam là những viên chè tròn to được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa.

Tác giả: Vũ Ngọc