Tết Đoan Ngọ với 5 món ngon từ thịt vịt cho mâm cơm cúng thêm đủ đầy, thần linh phù hộ ban phước

( PHUNUTODAY ) - Vào ngày Tết Đoan Ngọ, một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.

Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể.

Thực tế, từ tháng 5 trở đi thì những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Đặc biệt vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5, một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.

Theo các chuyên gia, vịt tên trong sách thuốc cổ là “Gia Áp,” có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ.

Theo dược lý Đông y, thịt vịt có tính chất mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều. Thịt vịt chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt.

Dưới đây là 5 món ăn ngon từ vịt có thể chế biến trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5:

Vịt luộc

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.

Sau khi sơ chế vịt sạch, cho nước vào nồi và đặt lên bếp, đun sôi nước. Trong lúc chờ nước sôi, bạn đem gọt vỏ gừng, rửa sạch và đập dập. Khi thấy nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa rồi thả vịt và gừng vào. Luộc khoảng 20 - 25 phút thì lấy đũa xiên thử vào thân vịt, nếu thấy còn đỏ thì đun thêm ít phút cho vịt chín hẳn. Vớt ra và trang trí để món ăn đẹp mắt hơn.

Vịt om sấu

Vịt om sấu là món ăn đặc trưng của miền Bắc, được nhiều gia đình ưa thích trong ngày hè nóng bức và ngày Tết Đoan Ngọ bạn hãy thử làm món ăn này để đổi khẩu vị cho cả gia đình. Vị chua thanh của sấu kết hợp với thịt vịt béo ngậy, mềm thơm, tạo ra món ăn lạ miệng. Vịt sau khi được xào săn, ngấm gia vị, bạn cho nước dừa, sấu tươi vào om trong khoảng 20 phút. Khi thịt vịt chín mềm, bạn thêm khoai sọ, dầm sấu, nêm nếm gia vị vừa ăn. Mùi tàu, rau ngổ giúp món ăn đẹp mắt, nhiều mùi vị hơn.

Cháo vịt

Cháo vịt là món ăn phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cháo gạo được nấu từ nước luộc vịt nên có vị ngọt, béo tự nhiên. Cháo thường được ăn kèm với hành phi, huyết, thịt vịt xé, hành lá... Nước mắm gừng là gia vị không thể thiếu của cháo vịt, tạo cân bằng trong món ăn có tính mát.

Gỏi vịt

Gỏi vịt là món ăn thanh mát trong ngày hè, bạn hoàn toàn có thể áp dụng để làm trong mâm cơm ngày Tết Đoan Ngọ 5/5. Thịt vịt được xé sợi vừa ăn, sau đó, bạn thêm các nguyên liệu như hành tây, rau răm, cà rốt bào sợi, ớt sừng, hành phi, đậu phộng rang. Nước trộn gỏi thường là nước mắm gừng, được pha chua, ngọt, cay nồng vừa phải.

Vịt om bia

Nguyên liệu: 1 nửa con vịt, 1 củ khoai tây, 5 tép tỏi, 5 lát gừng, vài mảnh quế, 2 hoa hồi, 15ml dấm gạo, 15ml nước tương, vài tai nấm hương, vài cây hành lá, 1 lon bia, một chút muối, đường

Vịt rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Tỏi đập dập, nấm hương ngâm nở, khoai tây gọt vỏ thái miếng vừa ăn.

- Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo, cho gừng, gốc hành, tỏi, hoa hồi và quế vào đảo đều cho thơm.

- Đổ thịt thịt vịt vào đảo đều sau đó thêm nước tương, giấm, muối và chút đường vào đảo chung.

- Đổ bia vào nồi vịt đậy nắp đun sôi trong 15 phút sau đó thêm khoai tây và nấm hương vào đun thêm khoảng 10 phút nữa cho sau đó mở nắp nồi và đun cho đến khi nước cạn bớt và sánh lại là được.

Tác giả: Vũ Ngọc