1. Tiền biếu và mua sắm đồ đạc biếu hai bên nội, ngoại:
Để không lạm chi nhưng vẫn có quà biếu bố mẹ, các bà nội trợ nên lập kế hoạch chi tiêu từ trước. Để phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình, bạn nên chọn những món quà vừa ý nghĩa, vừa thiết thực.
- Quà Tết: Hộp bánh, chai rượu, hộp mứt: 300.000 đồng x 2 bên nội, ngoại = 600.000 đồng
- Tiền biếu Tết: 1000.000 đồng x 2 bên nội, ngoại =2 triệu đồng.
--> Tổng chi phí = 2.600.000 đồng.
2. Tiền mua sắm đồ tết trong gia đình:
Để tiết kiệm chi tiêu ngày Tết, bên cạnh việc lập kế hoạch và kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra bạn cần thực hiện việc “mua sắm thông minh” nhằm có thể mua được những mặt hàng phục vụ ngày Tết chất lượng nhất, đảm bảo nhất nhưng tiết kiệm nhất.
- Tiền đặt bánh chưng: 40.000 đồng/cái x 5 cái = 200.000 đồng.
- Tiền thịt gà: 200.000 đồng (1 con cúng giao thừa, 1 con dùng cho ngày hóa vàng) x 2 con = 400.000 đồng.
- Tiền thịt, xương = 300.000 đồng.
- Tiền giò (1 kg) = 130.000 đồng.
- Tiền rau quả, gia vị, măng miến, nước nắm,… = 300.000 đồng.
- Tiền mua quần áo mới cho 2 bé = 500.000 đồng.
- Tiền mua 1 cây quất hoặc cành đào = 150.000 đồng.
- Tiền hoa quả, bánh kẹo,… bày mâm ngũ quả bàn thờ = 300.000 đồng.
- Tiền bánh kẹo tết = 400.000 đồng.
- Các khoản chi phát sinh (nếu có) = 200.000 đồng
--> Tổng chi phí = 2.880.000 đồng.
3. Tiền mừng tuổi:
- Tiền mừng tuổi 2 bên nội ngoại = 100.000 đồng/người x 4 người = 400.000 đồng.
- Tiền mừng tuổi cháu và họ hàng 1 triệu đồng (Thay vì mừng tuổi những loại tiền mệnh giá lớn, bạn có thể đổi tiền mệnh giá nhỏ hơn để mừng tuổi nếu trong gia đình bạn đông con, cháu.
- Tiền lẻ đi lễ chùa đầu năm: 120.000 đồng.
--> Tổng chi phí = 1.520.000 đồng.
- Ngoài ra, bạn nên sắm tết sớm để tiết kiệm chi tiêu: Thường thì càng gần những ngày giáp Tết thì giá cả các mặt hàng tùy theo độ khan hiếm, độ “hút” khách mà được các tiểu thương đội giá lên rất cao, chính vì vậy, để có thể tiết kiệm chi tiêu trong việc mua sắm hiệu quả, bạn cần thực hiện việc sắm Tết sớm, ít nhất là trước Tết 20 ngày để có thể lựa chọn cho mình những mặt hàng chất lượng nhất với giá cả hợp lý nhất nhé. Tuy nhiên, khi mua sắm Tết sớm, bạn nên xem kỹ về thời hạn sử dụng sản phẩm để tránh hiện tượng thực phẩm hết hạn trước Tết.
- Mua sắm thực phẩm ở chợ đầu mối, chợ quê nhằm tiết kiệm chi tiêu ngày Tết: Vào những ngày Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của gia đình bạn sẽ tăng lên đáng kể, chính vì vậy, thay vì mua hàng ở chợ gần nhà hay siêu thị như mọi lần, bạn nên dành thời gian đi chợ đầu mối và chợ quê để chọn mua thực phẩm, đảm bảo bạn sẽ rất ngạc nhiên với mức giá và độ tươi ngon của thực phẩm ở đây đấy nhé. Nếu nhiều chị em mua chung với số lượng lớn thì việc mua sắm ở chợ đầu mối sẽ giúp bạn tiết kiệm được một nửa chi phí đấy;
– Cố gắng tìm kiếm những mặt hàng khuyến mại phù hợp: Tết Nguyên Đán là dịp để các siêu thị, các cửa hàng, các thương hiệu sản phẩm tung ra những đợt khuyến mại lớn nhằm thu hút khách hàng, chính vì vậy, bạn cần tranh thủ dịp này để có thể mua được những món hàng giảm giá nhưng vô cùng chất lượng nhé.
– Kiên quyết nói “không” với những thứ không cần thiết: Đừng vì suy nghĩ “làm cả năm ăn 3 ngày Tết” mà thấy cái gì bạn cũng muốn mua nhé, chính “sở thích tức thời” đó sẽ tiêu tốn của bạn một khoản không nhỏ đâu đấy, chỉ nên mua những thứ có trong danh sách đã lên kế hoạch thôi nhé.
- Bạn nên trang trí nhà cửa từ việc tận dụng những vật liệu rẻ tiền, tự mình dọn dẹp nhà cửa thay vì thuê người, tự chế biến các món ăn, làm các món mứt, bánh, kẹo vừa ngon vừa bổ, vừa rẻ,… đảm bảo sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu ngày Tết cực kỳ hiệu quả.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Tết 2017: Những mặt hàng bán chạy HỐT BẠC giúp bạn RỦNG RỈNH tiền tiêu Tết
-
Hình ảnh chật vật mưu sinh trên phố Hà Nội kiếm tiền Tết
-
Cắt đứt cuống họng xe ôm cướp tiền tiêu Tết với bạn gái
-
Vác dao giết người, cướp tiền về Tết
-
Thưởng Tết Đinh Dậu 2017: Thanh Hóa, Nghệ An nhiều công ty thưởng Tết mang tính tượng trưng 200.000 đồng