Sông băng Taylor là một trong những vị trí được giới khoa học và các nhà thám hiểm quan tâm nhiều nhất tại Nam Cực, bởi có một số thác nước chảy ra từ đây vào mùa hè. Điểm đặc biệt của những thác này là chúng rất lạnh, siêu mặn và có màu đỏ như máu. Vì thế mà người ta gọi chúng là những "thác máu" (Blood Fall).
Các nhà khoa học của Đại học Darthmouth và Đại học Harvard (Mỹ) quyết định tìm hiểu bí mật của những thác máu. Họ khẳng định nguồn cung cấp nước cho các thác máu là một hồ mặn ở bên dưới lớp băng. Nhờ các kỹ thuật hiện đại, họ xác định được rằng hồ nước mặn cách bề mặt băng khoảng 400 mét mà không phải khoan sâu xuống.
Phát hiện mới tại dòng "Thác máu" ở Nam Cực
Nhưng câu chuyện đã khác khi nhà nghiên cứu Jessica Badgeley (thuộc trường Đại học Colorado) cùng nhà sông băng học Erin Pettit và cộng sự (thuộc trường Alaska Fairbanks) có phát hiện hoàn toàn mới. Sử dụng thiết bị chuyên dụng, các nhà khoa học đã tìm ra bí mật tại hồ nước nằm sâu 400 mét băng.
Jessica Badgeley giải thích: "Dòng nước mặn đỏ màu máu là một hệ sinh thái của loài vi khuẩn cổ mắc kẹt hàng triệu năm dưới lòng đất. Không ánh sáng Mặt trời, nhiệt độ chạm ngưỡng âm 5 độ C và độ mặn gấp 3 lần nước biển vẫn không giết nổi chúng. Chúng là những vi khuẩn tự dưỡng hiếm có trên Trái Đất."
Màu đỏ của "Thác máu" là kết quả của sự kết tủa oxit sắt khi nước muối mang oxit sắt kém bền tiếp xúc với oxy trong không khí.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Nghi con trai bị ma ám, bố mẹ đã làm điều không ai ngờ tới
-
Sự thật ít người biết về “tử thần” lá ngón
-
Sân thượng 60m2 giữa lòng thủ đô được cải tạo nuôi chim bồ câu, trồng các loại rau sạch
-
Thông tin mới nhất vụ nghi con trai “ngáo đá” chém mẹ chết tại chỗ
-
Nếu giữ mãi những thói quen này, chẳng sớm thì muộn laptop của bạn hỏng “tan nát”