7 đối tượng được tăng 7,4% lương hưu
Căn cứ Điều 1 Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7.12.2021 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1.1.2022, bao gồm:
Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16.3.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22.10.2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24.4.2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21.10.2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26.7.1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13.10.1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.
Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27.10.2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20.8.2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9.11.2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30.4.1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này nghỉ hưu trước ngày 1.1.1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà có mức lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng".
Từ ngày 1.1.2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12.2021 đối với các đối tượng quy định.
Như vậy, nếu thuộc những đối tượng nêu trên thì người dân đã được tăng mức hưởng lương hưu từ ngày 1.1.2022.
1 ngành tăng lương cao nhất lên tới 11,92 triệu đồng/tháng
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý. Theo đó, viên chức trợ giúp viên pháp lý đã được bổ sung chức danh hạng I với hệ số lương từ 6.20 - 8.00 (tương ứng mức lương từ 9,23-11,92 triệu đồng).
Để được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý hạng I, viên chức phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật...
- Thực hiện thành thạo nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; chủ trì có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận thực hiện ít nhất 02 vụ việc tố tụng thành công tại Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương trở lên;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho trợ giúp viên pháp lý hạng II, hạng III; đã chủ trì thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc đánh giá hiệu quả ít nhất 20 vụ việc...
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I phải giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm cộng dồn trở lên...
Thông tư 05 có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Năm 2022: Thêm 2 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, ai không biết chỉ có thiệt
-
Bộ Công an hướng dẫn sử dụng app VNeID thay thế CCCD gắn chip
-
Biển Đông xuất hiện vùng áp thấp, miền Trung đón đợt mưa rất lớn
-
Đóng đủ 25 năm BHXH nghỉ hưu được hưởng lương bao nhiêu? Ai được hưởng lương hưu tối đa năm 2022?
-
Tháng 11/2022: 3 đối tượng được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương nhà nước quy định