Thiết bị điện trong nhà bị ướt, có nên dùng máy sấy tóc để làm khô?
Tình trạng mưa bão, ngập lụt diễn ra ở miền Bắc khiến nhiều nơi rơi vào tình trạng chìm trong nước. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Đặc biệt, những thiết bị, đồ gia dụng diện được đánh giá là có nguy cơ hỏng hóc cao nhất khi bị nhiễm ẩm, dính nước. Vấn đề này có thể khiến người dân thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế.
Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng ngay sau khi mưa bão, ngập lụt giảm đi, các gia đình nên tiến hành kiểm tra, sửa chữa, thay thế (nếu cần) đối với các thiết bị điện trong nhà để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ngoài các thiết bị điện, gia đình cũng chú ý kiểm tra cả các loại dây dẫn, công tắc, ổ cắm, hộp cầu chì, cầu chì...
Với các thiết bị điện bị ẩm, bị dính nước, người dân có thể sử dụng các phương pháp sấy khô. Trong đó, việc sử dụng máy sấy tóc để làm khô các thiết bị điện tử là cách dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, người dân cần phải thực hiện đúng cách để tránh làm hỏng linh kiện, bản mạch của thiết bị.
Cách làm khô thiết bị điện bằng máy sấy tóc
Theo hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), máy sấy là một trong những thiết bị có thể dùng để làm khô các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh nhiệt độ của máy sấy sao cho phù hợp. Thông thường, các linh kiện, bản mạch điện tử chỉ có thể chịu mức nhiệt khoảng 50-60 độ C. Do đó, người dùng nhất định phải để máy sấy ở mức nhiệt thấp nhất nếu muốn làm khô các thiết bị điện.
Ngoài ra, thời gian sấy cũng không nên quá lâu. Sau khi sấy khoảng 2-3 phút có thể nghỉ một lần rồi mới sấy tiếp. Lặp đi lặp lại thao tác sấy - nghỉ nhiều lần cho đến khi thiết bị khô hẳn.
Các cách làm khô đồ điện khác không dùng máy sấy
Người dân có thể dùng quạt hoặc bóng đèn sợi đốt để làm khô các thiết bị điện.
Nếu dùng quạt, hãy để quạt thổi ở luồng gió mạnh vào thiết bị điện bị ẩm để hơi nước bốc hơn. Để tăng hiệu quả của phương pháp này, có thể kết hợp với việc sử dụng điều hòa ở chế độ hút ẩm (Dry) hoặc dùng các thiết bị hút ẩm chuyên dụng.
Nếu dùng bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn), người dân có thể chuẩn bị một hộp gỗ hoặc hộp bìa cứng. Sau đó, cho thiết bị cần làm khô vào bên trong, cho 2-3 bóng đèn sợi đốt vào trong hộp rồi bật liên tục trong vài tiếng cho đến khi thấy thiết bị khô ráo là được. Bóng đền có thể tỏa ra nhiệt độ 50-60 độ giúp hơi nước trong thiết bị điện bốc hơi.
Các thiết bị điện bị ẩm, bị dính nước cần được làm khô càng sớm càng tốt.
Không nên dùng thiết bị ngay sau khi làm khô
Sau khi sấy khô thiết bị điện, người dân không nên cắm điện để chạy thử hay sử dụng ngay. Việc cắm điện vội vàng ngay sau khi sấy có thể khiến thiết bị dễ bị cháy nổ nếu có các chi tiết chưa khô hoàn toàn.
EVN khuyên người dùng nên thực hiện thêm một bước nữa trước khi cắm điện là đo điện trở cách điện. Việc này giúp đảm bảo thiết bị giữ được độ cách điện tốt, an toàn cho quá trình sử dụng.
Nếu có đồng hồ đo vạn năng có sẵn tại nhà thì người dân có thể sử dụng thiết bị này để kiểm tra. Nếu không, người dân có thể nhờ sự trợ giúp của các thợ kỹ thuật chuyên nghiệp. Điện trở cách đạt khoản 0,5M là có thể sử dụng lại.
Nếu thiết bị điện bị nhiễm ẩm, ngập nước nặng, người dân nên tìm thợ kỹ thuật chuyên nghiệp, người có chuyên môn để sấy khô, sửa chữa đúng cách, tránh gây thêm thiệt hại cho thiết bị.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thầy phong thủy nhắc: "Đặt 3 thứ này dưới gầm giường, phúc lộc dồi dào, Thần Tài ghé thăm"
-
Công dụng tuyệt vời của bia đun sôi, giải quyết vấn đề nhà nào cũng gặp
-
5 mẹo khi đi siêu thị giúp bạn không bao giờ bị hớ: Nắm lấy để dùng khi cần thiết
-
Vứt 1 que diêm đang bốc cháy vào bồn cầu: Công dụng tuyệt vời ai cũng cần
-
Điện thoại bị dính nước, vùi vào thùng gạo chỉ hỏng thêm, người thông minh làm theo cách này