Thiết kế cửa trong cửa nghĩa là gì?
Phong thủy còn gọi kiểu thiết kế này là “cửa mẹ con”, “cửa lớn ôm cửa nhỏ”. Cửa bao gồm 2 phần, một phần cửa lớn (tức cửa mẹ) và một phần cửa nhỏ hơn (tức cửa con) ghép lại thành một phiến cửa hoàn chỉnh.
Trước đây, các gia đình quý tộc cho rằng nhà cao cửa rộng mới thể hiện sự sang trọng của gia đình. Vậy nên họ thường thiết kế cánh cửa chính có kích thước lớn. Tuy nhiên, tính ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày của cửa không cao, gây nhiều bất tiện khi đóng mở. Vì vậy, người ta nghĩ ra cách làm thêm một cánh cửa nhỏ bên cạnh cửa chính.
Cánh cửa nhỏ giúp việc đóng mở thuận tiện hơn, trẻ em hay vật nuôi cũng dễ dàng ra vào. Bên cạnh đó, nó cũng giúp người trong nhà thuận tiện quan sát tình hình bên ngoài cửa.
Tuy nhiên, về mặt phong thủy thì cửa trong cửa lại là một lỗi đại kỵ làm ảnh hưởng xấu đến gia chủ.
Ảnh hưởng của kiểu thiết kế cửa trong cửa
Gây mất cân bằng trường khí vào nhà
Tuy cùng là một bộ cửa nhưng hai cánh cửa có kích thước lớn nhỏ bất đồng khiến quá trình nạp khí vào nhà bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn trường khí và gây bất lợi cho người sống trong nhà.
Tình cảm vợ chồng lục đục
Theo quan niệm của người xưa “nam tả nữ hữu”, khi cánh cửa bên trái lớn hơn bên phải, gia chủ là nam trong nhà dễ nảy sinh những mối quan hệ tình cảm bất chính ngoài luồng, gia đình lục đục.
Còn nếu cửa bên trái nhỏ hơn bên phải thì người phụ nữ trong nhà dễ rơi vào tình trạng phòng đơn gối chiếc, vợ chồng xa cách.
Rối loạn thứ bậc trên dưới trong gia đình
Phong thủy quan niệm “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”, có nghĩa bên trái là thượng vị, có vai trò quan trọng hơn.
Trong thiết kế cửa, nếu để cửa bên trái nho hẹp, cửa bên phải rộng lớn sẽ gây rối loạn mối quan hệ chính – phụ, là điều bất lợi cho phong thủy ngôi nhà.
Gây phá tài hao của
Về mặt phong thủy, nhà riêng không nên thiết kế cửa mẹ con sẽ làm kết cấu của ngôi nhà mất cân đối. Nó cũng dẫn đến tình cảm vợ chồng bất hòa, khiến tài vận của mọi người ảnh hưởng nặng nề. Tiền bạc dễ dàng tiêu hao, rò rỉ, mất tiền mất của.
Cách hóa giải sát khí của thiết kế cửa trong cửa
Cách đơn giản nhất để hóa giải là sửa chữa lại hai phiến cửa thành một cánh cửa hoàn chỉnh có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng và kết cấu của ngôi nhà.
Nếu không thể chỉnh sửa thì bạn có thể dùng một số vật phẩm phong thủy để hóa giải tạm thời như:
- Đặt một xâu tiền Ngũ đế có tác dụng hóa sát, trừ tà, vượng tài dưới bậu cửa nhỏ để bổ khí, giúp các dòng khí đi vào nhà không bị phân tán ra ngoài quá nhanh. Cách này hạn chế được tổn thất về tiền bạc, của cải đồng thời cải thiện tình cảm của các thành viên trong gia đình. Vị trí đặt các đồng xu trong xâu tiền là từ trái sang phải theo thứ tự: Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chánh, Càn Long, Gia Khánh.
- Treo một quả hồ lô lớn sau cánh cửa chính để nhốt tà khí, sát khí.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Tổ tiên nhắc nhở: Mở cửa vào nhà thấy 5 thứ này, gia đạo lục đục, con cháu làm ăn khó khăn
-
Các cụ dạy, “Cửa chính không nên quá cao rộng”, tài lộc bị tiêu tán: Tại sao lại vậy?
-
Ông bà ta bảo: "Xây nhà có 2 cửa, cả của và người đều lao đao", con cháu không nghe nghèo hèn mạt kiếp
-
Các cụ dặn rồi: 'Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn", vì sao vậy?
-
Ông bà ta bảo: Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ, muốn nhà yên ổn thì chớ đụng vào