Ăn thịt cua có an toàn cho bà bầu?
Trong cua, ghẹ, không chỉ chứa hàm lượng canxi dồi dào mà còn rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi.
Ngoài ra, thịt cua nói chung chứa một lượng lớn canxi – vì vậy nó được xem như nguồn bổ sung canxi tự nhiên hữu ích cho phụ nữ mang thai.
Trong thời kì thai nghén, mẹ và bé đều cần được cung cấp một lượng lớn canxi để bổ sung cho hệ xương và răng. Thiếu canxi, mẹ bầu có thể đối mặt các cơn đau nhức khớp xương, chảy máu chân răng…Thai nhi thiếu canxi sinh ra nhẹ cân, thấp còi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thủy ngân được tìm thấy trong hải sản có thể có hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi và hệ thần kinh. Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mú và cá kiếm. Thịt cua có hàm lượng thủy ngân thấp nhưng cần phải được sử dụng một cách điều độ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls. Đây là những chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, các bà bầu chỉ nên ăn vừa phải thịt cua trong quá trình mang bầu.
Vì vậy, đáp án cho việc "bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không?" đã rõ ràng. Chị em vẫn có thể ăn cua nhưng không nên ăn quá nhiều cho dù bạn thích các món ăn từ cua đến đâu chăng nữa. Theo khuyến cáo, một tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn 200 gram thịt cua và bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.
Ăn cua khi mang thai đúng cách
- Lựa chọn thịt cua: Mẹ bầu chỉ nên mua thịt cua tươi, ngon, chất lượng đảm bảo để chế biến. Tránh ham rẻ mà mua thịt cua chết, cua không rõ nguồn gốc bán giá rẻ. Tốt nhất bạn nên mua cua tươi về tự làm sạch hoặc yêu cầu người bán làm ngay tại chỗ cho bạn.
- Không ăn thịt cua, gỏi cua: Các loại đồ ăn hải sản thường được ăn sống nhưng bà bầu nên tránh xa cách ăn này vì nguy cơ nhiễm khuẩn, sán, đặc biệt là vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gặp ở các loại thịt sống có khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người. Sau khi sơ chế sạch sẽ thịt cua cần được đun nấu chín cẩn thận.
- Thịt cua, canh cua để qua đêm mẹ bầu không nên ăn vì dễ lạnh bụng hoặc đồ ăn đã nhiễm khuẩn mặc dù được cất giữ trong tủ lạnh.
- Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua. Hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Những trường hợp nào mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn cua?
- Các mẹ bị đau ốm, mới khoẻ, hệ tiêu hoá còn yếu thì không nên ăn cua.
- Mẹ bầu bị tiêu chảy.
- Mẹ bị cảm cúm, ho hen.
- Các mẹ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mẫn đỏ hoặc mề đay khắp người.
Gợi ý những món ngon từ cua cho mẹ bầu
- Bún riêu cua: Là món bún thanh mát được nhiều người yêu thích ăn trong bữa sáng.
- Canh cua: Canh cua rất thích hợp để giải nhiệt trong những ngày oi nóng, dễ ăn được nhiều chị em nội trợ yêu thích.
- Canh cua bí đao, canh cua rau đay… có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề, thanh nhiệt cơ thể.
- Nem cua, chả cua: Các món ăn này thường được chiên xào qua dầu mỡ, tuy ngon miệng nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều dễ gây khó tiêu.
- Cua biển, ghẹ hấp.
Tác giả: Vũ Hồng Loan
-
Mẹ bầu nào cũng cần nằm lòng những điều đại kỵ này để tránh con chào đời sớm hơn dự tính
-
Giật mình với những mối họa thai nhi phải "gánh" khi mẹ bầu dùng mỹ phẩm vô tội vạ
-
Mang thai mà bị sưng phù, mẹ bầu hãy làm theo những mẹo này
-
Mẹ bầu nào cũng phải biết các kiêng cữ sau sinh này kẻo hối hận cả đời
-
Muốn thai nhi khỏe mạnh mẹ tuyệt đối không làm việc này vào 3 tháng cuối thai kỳ