Cha mẹ có thể vô tình nói với con rằng “sao con không ngoan ngoãn và giỏi giang như anh” hay “sao con không học giỏi bằng bạn A, B nhà hàng xóm nào đó”... và bản thân sẽ nhanh chóng quên đi. Nhưng con bạn thì không, chúng sẽ nhớ mãi điều đó đến khi trưởng thành.
So sánh con mình với con hàng xóm
Theo chuyên gia tâm lí, việc bố mẹ so sánh bé với các bạn của mình hay so sánh với chính anh chị em của bé cũng khiến con cảm thấy bị tổn thương rất lớn. Ví dụ như việc trẻ bị điểm kém hoặc trẻ không có những năng khiếu mà bố mẹ mong muốn cũng thường xuyên bị bố mẹ nói ra sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thua kém bạn bè rất nhiều, lâu dần sẽ làm cho con bị mặc cảm, xa lánh bạn bè bởi con luôn có ý nghĩ thắng thua hay mình thấp kém.
Nếu trẻ bị bố mẹ so sánh nhiều quá nên sống mặc cảm hạn chế giao tiếp, với những trẻ vị thành niên thì việc bị so sánh hay chê bai trước mặt nhiều người còn khiến con cảm thấy rất bị sốc và có những hành vi không đúng.
Chính vì thế, thay vì những lời chê bai so sánh bố mẹ có thể chọn những hình thức như động viên hoặc tìm cơ hội thích hợp để nói chuyện với trẻ như vậy vừa đạt được hiệu quả mà không khiến bé cảm thấy con thua kém bạn bè của mình nhiều quá.
Việc so sánh diễn ra quá nhiều sẽ làm cho bé bị khủng hoảng tâm lý. Nhiều bậc cha mẹ không muốn bé yêu của mình kiêu ngạo, tự cao nhưng cũng đừng nên làm trẻ cảm thấy chúng vô dụng và không có giá trị. Nên giúp bé nhìn nhận mọi vấn đề được tốt thay vì khiến cho trẻ phải trải qua những cảm giác như thắng thua, hơn thiệt.
Trẻ sẽ bị ám ảnh, oán giận khi cứ bị sống trong cảnh luôn bị so sánh với những đứa trẻ khác. Đôi khi nhiều bé còn làm ngược lại những gì cha mẹ nói bởi vì trẻ cảm thấy mình quá kém cỏi hay con gét những người được so sánh, nhiều trẻ tìm mọi cách để thỏa mãn bố mẹ của mình và đánh mất đi ước mơ và con không có được tuổi thơ giống như bao bạn khác. Lời nói sẽ ám ảnh trẻ rất lâu chính vì thế mà bố mẹ không nên so sánh trẻ quá nhiều.
Các bậc cha mẹ đều rất yêu thương và lo lắng cho con cái của mình. Chỉ có điều, đôi khi tình thương yêu có phần thái quá vì tâm lý cạnh tranh, luôn muốn con là số một, hay ít nhất cũng không thua kém bạn bè nên cha mẹ thường hay có tâm lý so sánh. Tuy nhiên, cha mẹ không hiểu rằng, sau những lần con thua kém bạn bè, con chỉ cần một cái vỗ vai của cha, có một cái ôm ấm áp của mẹ, con muốn nghe những lời khích lệ tinh thần "cố gắng lên con". Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái chẳng thể nào so sánh với bất kì điều gì nhưng hãy cho con khoảng không gian của riêng mình để con thực sự trưởng thành, là chính mình.
Tác giả: Ngọc Lê