Củ mã thầy (còn được gọi là hạt dẻ nước), là loại củ nổi bật với lớp vỏ màu đen tím và phần thịt trắng, ngọt bùi, giòn ngon hấp dẫn. Củ mã thầy chứa gần 70% là nước, gần 20% là tinh bột và các dưỡng chất khác như đạm, mỡ, chất khoáng…
Đây là nguyên liệu có lợi cho sức khoẻ như phòng ngừa bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, ổn định đường huyết, trị táo bón, tiêu viêm, nhuận tràng và giúp điều trị mụn nhọt, thanh nhiệt giải độc…
Không chỉ được sử dụng để ăn sống, bạn còn có thể kết hợp củ mã thầy với các nguyên liệu khác để nấu thành một món canh bổ dưỡng theo công thức dưới đây.
1. Nguyên liệu nấu canh xương heo củ mã thầy
- Xương heo: 400 gram
- Củ mã thầy: 10 củ
- Ngô ngọt: 1 bắp
- Cà rốt: 1 củ
- Gừng
- Gia vị: Muối
2. Cách nấu canh xương heo củ mã thầy
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương heo sau khi mua về sẽ được mang đi rửa sạch. Sau đó, đặt một nồi nước lạnh lên bếp, đun trên lửa lớn cho đến khi thấy nước sôi thì cho xương vào chần sơ trong khoảng 2 phút. Vớt xương ra rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước.
- Gọt vỏ củ mã thầy, rửa sạch và đặt vào một bát nhỏ.
- Nạo vỏ cà rốt, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Rửa sạch ngô, bổ thành miếng nhỏ.
- Cạo sạch vỏ gừng, rửa lại với nước và thái lát mỏng.
Bước 2: Nấu canh
- Đặt nồi lên bếp, sau đó lần lượt thêm các nguyên liệu đã sơ chế là xương heo, ngô, cà rốt, củ mã thầy và 2 lát gừng.
- Cho khoảng 2 lít nước vào nồi rồi đậy nắp vung và đun sôi trên lửa lớn. Tiếp đó, hạ lửa nhỏ và đun tiếp khoảng 1.5 giờ đồng hồ.
- Khi thấy các nguyên liệu bắt đầu mềm, nêm nếm một chút muối sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình và tắt bếp.
Món canh xương heo củ mã thầy sau khi chế biến xong sẽ có màu sắc vô cùng hấp dẫn với màu cam của cà rốt, màu trắng đục của củ mã thầy và màu vàng tươi của ngô. Khi ăn, bạn không chỉ cảm nhận được vị canh ngon ngọt mà còn rất thanh mát, bổ dưỡng. Món ăn này ngon nhất khi dùng kèm cơm nóng và phù hợp với mọi lứa tuổi.
3. Lưu ý khi chế biến món canh xương heo củ mã thầy
- Vì củ mã thầy mọc trong bùn nên lớp vỏ ngoài dễ bị ấu trùng sán lá bám vào. Trước khi gọt ăn, bạn cần rửa thật sạch và chần qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh.
- Những người tỳ thận hư hàn hay trẻ em mắc chứng đái dầm không nên sử dụng củ mã thầy.
- Với những người uống nhiều rượu, bạn có thể cảm thấy khó chịu và nóng bụng. Khi đó, có thể mang củ mã thầy đi ép lấy nước, thêm vào một ít chanh và muối rồi khuấy đều cho tan ra. Nhờ nước ép củ mã thầy mà bạn có thể hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và cũng giảm được cảm giác nóng trong người.
- Ngoài hầm cùng xương heo và các loại rau củ, bạn có thể thái nhỏ củ mã thấy rồi nấu cùng bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm kèm dạ dày lợn để bổ dưỡng, giải độc, thanh nhiệt…
Tác giả: Minh Thu
-
Người bán tôm bảo: Muốn biết tôm nuôi hay tôm tự nhiên, nhìn 1 chỗ quá đơn giản
-
Đặt tên cho con trai sinh năm 2024 hay, ý nghĩa, tốt cho con nhất
-
Thứ giàu vitamin C gấp 2 lần táo, giàu dinh dưỡng mà ‘mua 1 được 10’
-
Bất kể là bé trai hay bé gái: Sinh 3 khung giờ này lớn lên không thành rồng, phượng, cha mẹ được nhờ phúc
-
Bật mí loại “rau trường thọ”, ngọn cong như tôm, thân toàn chất quý, Việt Nam có đầy nhưng chẳng ai ăn