Tỉa chân nhang bao sái ban thờ chuẩn bị đón Tết âm lịch phải tránh ngay điều này kẻo phạm kỵ khó giàu

( PHUNUTODAY ) - Tỉa chân nhang và lau dọn ban thờ là tập tục quen thuộc của các gia đình Việt khi chuẩn bị đón Tết âm lịch nhưng không phải ai cũng hiểu về nghi thức này.

 Tuyệt đối không được phạm những điều sau

Ban thờ là vị trí linh thiêng trong gia đình nên cần cẩn trọng khi động vào những vị trí này. Việc tỉa chân nhang, bao sái lau dọn ban thơ chính là "động" vào và dễ gây ra tình trạng xáo trộn nên nếu động không đúng sẽ ảnh hưởng tâm linh. Vì thế khi lau dọn ban thờ, bao sái, tỉa chân nhang cần chú  ý: 

- Chuẩn bị khăn sạch, khăn mới để lau dọn, tránh không dùng chung khăn lau ban thờ với lau bàn hay lau vật dụng khác.

- Chuẩn bị thau nước sạch, nên có thau dùng riêng cho khu vực thờ, hoặc dùng thau chuyên rửa rau củ quả trong nhà tránh dùng thau bẩn, thau giặt quần áo

- Lễ vật tùy tâm gia chủ chuẩn bị có thể có đĩa xôi, đĩa trái cây theo mùa không cần linh đình nhưng phải có thắp hương, lễ cúng xin trước rồi mới dọn dẹp, tránh việc không báo mà cứ thế lau dọn.

Dọn dẹp bao sái bát hương cần chú ý tránh những điều phạm kỵ

- Mâm sạch để đựng bát hương, tro hương, chân hương, tránh cho những thứ này vào vật dụng bẩn linh tinh như hót rác

- Nước thơm lau rửa ban thờ mua ở hàng bán đồ thờ cúng hoặc nước tự nấu từ các thảo mộc như quế hồi, đinh hương, gỗ vang... không dùng nước lã mà dùng nước ấm, không dùng nước rượu nếu có thờ Phật

- Nhớ thao tác lấy tro ra phải từ tốn múc từng muỗng tro tránh việc đổ ụp bát hương xuống là đại kỵ.

- Khi dọn dẹp bao sái ăn mặc chỉn chu, tâm thành kính, tránh ăn mặc hớ hênh, không sạch, người bẩn thỉu. 

- Trong lúc dọn dẹp cần ánh sáng thì có thể bật điện phòng, tránh để ánh sáng ngoài trời chiếu vào khu vực ban thờ, bát hương, tránh gió tạt sẽ phạm đại kỵ.

Các bước thực hiện đúng khi bao sái ban thờ

Chuẩn bị thau nước ấm pha nước thơm hoặc nước thảo mộc không dùng nước lã.

Dâng lễ rồi thắp hương xin phép tổ tiên được dọn dẹp tỉa chân nhang ban thờ sau đó mới được dọn dẹp. 

Khi rút chân nhang thì để lại 3 chân hương đang cháy. Nếu cần thay cả tro trong bát hương thì trong khi hương cháy hạ cả bát hương xuống, đặt vào mâm sạch rồi tiến hành thay bằng việc dùng thìa sạch múc từng thìa tro ra, tránh đổ ụp. Sau đó cho lại đồ cốt và tro mới vào rồi thắp lại 3 chân nhang đang cháy về lại bát hương. 

Lau dọn nên dùng nước thơm không dùng nước lã

Khi hạ bát hương xuống thì khi dâng lên phải đặt đúng vị trí tránh để lung tung.  Nếu ban thờ có nhiều bát hương thì bát nào đặt vào vị trí cũ của năm trước, không tráo đổi vị trí. Để tránh nhớ nhầm vị trí thì nên dán số đánh dấu trước khi hạ.

Nhớ hạ hét đồ tế phẩm năm cũ để hóa, đặc biệt tiền vàng mã tránh để lại tiền vàng năm cũ sẽ xui rủi.

Lau sạch sẽ toàn bộ xung quanh mới dâng bát hương lại vị trí cũ. 

Thắp hương lần nữa và đặt lên vật lễ tế phẩm cúng mới.

Mang chân nhang và những tế phẩm năm cũ như bùa chú,vàng nén... năm cũ đi hóa. Tro hóa nhớ mang ra trải trôi sông tránh để rơi vào thùng rác. 

Nên dọn dẹp tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

Tùy theo từng gia chủ sắp xếp mà làm trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo nhưng nhớ trước Tất niên. Khung giờ tốt nhất để thực hiện bao sái, tỉa chân nhang bát hương là từ 6h – 11h hoặc 13h – 17h.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên