Tiền thưởng Tết Âm lịch 2024 của người lao động được tính như thế nào, quy định về lương tháng 13 ra sao

( PHUNUTODAY ) - Thưởng Tết là gì? Quy định và các tính thưởng Tết như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:

Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.

Do đó pháp luật không quy định cụ thể phương pháp tính tiền thương tết như nào. Việc tính tiền thưởng tết sẽ do mỗi đơn vị sử dụng lao động quy định và áp dụng riêng đối với nhân sự của tùy thuộc vào quy chế thưởng của đơn vị.

Người lao động làm việc vào ngày Tết Âm lịch năm 2024 được tính lương như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.....Căn cứ quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)...

Như vậy, Tết Âm lịch hằng năm là ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Do đó người lao động làm việc vào ngày Tết Âm lịch thì bên cạnh nhận lương của một ngày làm việc thì còn được hưởng thêm ít nhất bằng 300% tiền lương của ngày làm việc.

Trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc.

Nguyên tắc trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy, nguyên tắc trả lương cho người lao động được quy định như sau:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;

- Không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Lương tháng thứ 13 có phải là thưởng Tết không?

Lương tháng thứ 13 không phải là tiền thưởng Tết. Lương tháng 13 là khoản lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động sau cả năm làm việc. Việc có hay không có lương tháng thứ 13 là phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp.

Nếu trong hợp đồng lao động ký kết có ghi rõ quy định về khoản lương thứ 13 người lao động được nhận thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện chi trả khoản lương này cho người lao động theo cam kết.

Trong khi đó, thưởng Tết là khoản tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Theo đó, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có các quy định như sau:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, tiền lương tháng thứ 13 cũng không phải là tiền thưởng Tết. Tiền thưởng Tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc, nhiệm vụ được giao trong năm làm việc.

Lương tháng thứ 13 và tiền thưởng Tết là 2 khoản tiền được chi vào dịp cuối năm và do người sử dụng lao động quyết định khiến nhiều người lao động đã đồng nhất tiền lương tháng 13 với thưởng Tết.

Lương tháng thứ 13 được nhiều Doanh nghiệp sử dụng như một chính sách phúc lợi dành cho người lao động để thu hút, giữ chân và động viên họ cố gắng nỗ lực hơn trong công việc và gắn bó với Doanh nghiệp.

Tác giả: Vũ Ngọc