Tổ tiên dặn: 'Đến tuổi 50, dù giàu hay nghèo cũng phải giữ cho mình 2 quân bài này, hậu vận ắt bình an'

( PHUNUTODAY ) - Dù giàu hay nghèo, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một số nền tảng nhất định khi sống quả nửa đời người.

Tuổi trung niên là giai đoạn đầy khủng hoảng và thử thách với bất cứ ai. Lúc này, sức khỏe, sức lao động của bạn không còn tốt nữa. Bạn lại nặng gánh lo toan cho tuổi già của mình. Đồng thời, đây cũng là thời điểm tốt nhất để chuyển mình, chuẩn bị cho cuộc sống của tuổi xế chiều.

Khi nắm chắc trong tay 2 thứ này, bạn mới có thể an tâm tận hưởng cuộc sống U50 của mình trọn vẹn hơn.

Có một khoản tiền tiết kiệm, độc lập về tài chính

Thực tế, việc tiết kiệm tiền phải bắt đầu từ khi bạn còn trẻ chứ không phải tiêu pha phung phí rồi đến 50 tuổi mới tiết kiệm. Thông qua việc tăng thu, giảm chi, bạn sẽ có một khoản tiền tiết kiệm nhất định đề phòng lúc tuổi già ốm đau hoặc khi bạn không còn đủ sức khỏe để đi làm nữa.

Tiêu dùng hợp lý về bản chất cũng là một cách tiết kiệm tiền. Trong xã hội vật chất ngày nay, chúng ta thường bị mua sắm quá tay. Những đợt giảm giá, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hay phương thức thanh toán quá dễ dàng cũng khiến nhiều người không kiềm chế được ham muốn của bản thân. Do đó, nhiều người lao vào mua sắm, tiêu pha quá đỗ mà không nhận ra rằng mình đã quá lãng phú.

Tiêu dùng hợp lý cho phép chúng ta hạn chế theo đuổi vật chất quá mức, đồng thời tiết kiệm năng lượng và thời gian để làm những việc quan trọng hơn. Đây là nguyên tắc quan trọng mà những người bắt đầu bước vào giai đoạn U50 cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tiền không phải là tất cả, nhưng thiếu tiền thì ban sẽ rất khổ sở.

Đến tuổi già, khi không có tiền, lại ốm đau bệnh tật, bạn sẽ đau khổ vì phải sống phụ thuộc vào con cái. Vì vậy, muốn có cuộc sống trung niên bình lặng thì một trong những việc nhất định phải làm là sở hữu một khoản tiết kiệm cho riêng mình.

Chuẩn bị về việc sẽ sống cô đơn, ít bạn bè

Nghe có vẻ lạ, nhưng nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer đã từng nói rằng: Một người chỉ có thể là chính mình khi cô đơn.

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta chỉ có một mình, về già, nhiều người sẽ buồn vì bạn bè, người thân không còn nhiều, chẳng ai muốn đến gần bạn nữa.

Khi còn nhỏ tuổi, đa số chúng ta phải tập trung học hành, có ạn bè cùng chang lứa. Làm cha mẹ, chúng ta quan tâm, bao bọc con. Đến khi đi làm, chúng ta có bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng.

Cuộc sống của một người trưởng thành được đặt trong khuôn khổ quy tắc ứng xử, có rất ít thời gian để được làm chính mình, được tự do “phóng túng” con người thật.

Quen với nhịp sống hối hả, bỏ quên bản tính trong một thời gian dài khiến nhiều người bất chợt trở nên hụt hẫng và lạc lõng khi bước vào tuổi trung niên. Họ không chịu nổi cảm giác cô đơn một mình, khi rảnh rỗi cũng bứt rứt không yên.

Đến tuổi U50, công việc của bạn cũng không còn bận rộn như trước nữa. Bạn có ít bạn bè, đồng nghiệp. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho cuộc sống cô độc một mình.

Ở một mình không phải là cô đơn, không phải là từ chối giao tiếp, không phải là “một mình một đường”. Mà thực chất, đó là dành cho bản thân một khoảng thời gian cố định, yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ và lên kế hoạch cho tương lai.

Ở một mình thực ra là để chăm chút cho bản thân, thanh lọc tâm trí và hiểu hơn về việc mình đãng nghĩ gì. Mọi người hoàn toàn có thể nuôi dưỡng sở thích cá nhân trong khoảng thời gian này như chơi cờ, đọc sách, trồng hoa dưỡng cỏ…

Nhất định phải học cách nắm bắt thời gian cô đơn, một người mới có thể tìm thấy và chấp nhận bản thân, từ đó trở nên bình tĩnh, điềm nhiền hơn.

Tác giả: Quỳnh Trang