Từ xưa, ông cha ta đã để lại nhiều lời dạy tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn chứa sự tinh tế và thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống. Trong đó có một câu rất nổi tiếng: “Trời tối đừng làm 3 điều, trong nhà không gặp họa.” Đây không phải là điều mê tín mà là bài học nhân văn đúc kết từ kinh nghiệm sống, thể hiện sự cẩn trọng, ý thức giữ gìn bình an cho bản thân và gia đình. Hãy tìm hiểu 3 điều ấy là gì nhé!
Tối đến, đừng cãi vã – Đừng làm tổn thương nhau lúc mỏi mệt nhất
Mỗi ngày qua đi, chúng ta ai cũng bận rộn với công việc, học hành, bon chen và áp lực. Ngần ấy gánh nặng khiến họ dường như bị hút cạn kiệt sức lực, tinh thần. Vì thế tối về, ai cũng cần một khoảng lặng để nghỉ ngơi, để phục hồi. Chỉ tiếc là, có nhiều mâu thuẫn trong gia đình lại nổ ra vào buổi tối: người này trách người kia về việc chưa làm, bữa ăn không ngon, con cái bị la mắng vì điểm kém, vợ chồng tranh luận vì chuyện cơm áo gạo tiền. Có đôi lúc đầu người ta tưởng vỡ tung vì căng thẳng.
Người xưa dạy “tối đừng cãi nhau” là vì lúc ấy ai cũng dễ mệt, dễ căng, khi mệt lại gặp chuyện không vui thì lời nói như hổ dữ, dễ chì chiết, quát tháo lẫn nhau, câu chuyện dễ biến thành tranh chấp. Có những lời lẽ, một khi buông ra trong cơn tức giận, sẽ trở thành vết xước không dễ xóa mờ. Có khi vì một câu nói mà cả gia đình chìm vào im lặng suốt cả tháng trời không nguôi.
Hãy nhớ buổi tối là để ngồi gần nhau hơn, cha mẹ con cái quay quần sum họp, không phải để đẩy nhau ra xa.
Tối đến, đừng làm điều xấu – Đừng để bóng tối che giấu phần tăm tối trong mình
Bóng tối là thời điểm dễ khiến con người buông lỏng kỷ luật. Nhiều người chọn đêm làm thời điểm để lén lút, để trốn tránh, hoặc làm những điều mà họ không dám làm ban ngày. Buổi tối người ta dễ làm những việc xấu như nói dối, buông thả bản thân.
Tổ tiên nhắc “đừng làm điều xấu khi trời tối” như một lời khuyên dù hoàn cảnh bên ngoài như nào, cũng tuyệt đối không để tác động xấu tới nhân tính của mình. Điều đúng thì dù là đêm hay ngày, cũng nên làm; điều sai thì đừng lợi dụng bóng tối để biện minh.
Người tử tế không phải là người không có lỗi, mà là người biết tự dừng lại trước ranh giới lương tâm, kể cả khi không ai chứng kiến.
Đừng mở cửa cho người lạ lúc trời tối – Bài học về an toàn và cảnh giác
Trời tối, nhìn không rõ người không rõ vật cũng là lúc có nhiều kẻ xấu dòm ngó nhà người khác để làm những điều trái với đạo đức, trái pháp luật, ví dụ như trộm cắp chẳng hạn. Vì thế, trời tối nên khóa cổng cẩn thận, đừng mở cửa cho người lạ,
Ngày nay, lời dạy này vẫn giữ nguyên giá trị, nhất là khi xã hội càng hiện đại, các mối nguy lại càng tinh vi và khó lường. Nhưng bên cạnh yếu tố an toàn, câu nói ấy còn dạy chúng ta biết giữ giới hạn trong việc tiếp xúc, chọn lọc trong các mối quan hệ, và cẩn trọng trong việc bảo vệ không gian sống riêng tư.
Câu nói này còn có ý nhắc nhở chúng ta, bất cứ thời điểm nào cũng cần đề cao cảnh giác, đừng tùy tiện mở lòng mình với tất cả mọi người kẻo có ngày gặp họa.
Tác giả: Dương Thuỵ
-
Cổ nhân dạy: 'Trai sợ gái mắt sâu chân rung, gái sợ trai hai tai hứng gió"
-
Sau nghỉ hưu, tiền để đâu cho sinh lời mà vẫn an toàn? Đây là chiến lược của người hiểu tài chính
-
Mời người đi ăn nhớ 4 điều tuyệt đối không nên làm: Dù thân đến mấy cũng dễ mất mặt nếu quên
-
Vì sao có người nỗ lực mãi chưa thấy Phúc Lộc, có người sinh ra Vàng bạc đã phủ đầy? Gốc rễ ở đâu?
-
Cổ nhân dạy: 3 loại bát không bưng, 3 loại nợ không mắc – Ai cũng nên ghi nhớ