Top 4 thực phẩm gây hại cho tim mạch quen thuộc còn hơn cả thịt mỡ

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ thịt mỡ, nhiều người đang vô tình tiêu thụ các thực phẩm gây hại cho tim mạch mỗi ngày mà không hay biết, đặc biệt đường tinh luyện, bột mì trắng…

Trong nhiều năm, thịt mỡ bị gán mác là “kẻ thù số một” của sức khỏe tim mạch vì chứa nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ Giáo sư Watanabe, một số thực phẩm gây hại cho tim mạch còn nguy hiểm hơn mỡ động vật vì chúng tấn công thành mạch máu một cách nhanh chóng và âm thầm nếu sử dụng thường xuyên mà không kiểm soát.

1. Một số thực phẩm gây hại cho tim mạch

1.1 Đường tinh luyện – kẻ tàn phá mạch máu ẩn mình trong vị ngọt

Không giống như mỡ động vật cần thời gian tích tụ, đường tinh luyện nhanh chóng hấp thụ vào máu, khiến đường huyết tăng vọt rồi tụt đột ngột gây rối loạn chuyển hóa. Hệ quả là tích mỡ nội tạng, sản sinh gốc tự do gây viêm và làm tổn thương nội mạc mạch máu.

Đáng nói, đường trắng không chỉ nằm trong bánh ngọt mà còn xuất hiện ở nhiều sản phẩm tưởng như “vô hại” như nước sốt, thịt khô, nước uống đóng chai... khiến chúng ta vô tình nạp vượt khuyến cáo. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, mỗi người không nên dùng quá 50g đường tinh luyện/ngày, tương đương 10% tổng năng lượng.

1.2 Bột mì trắng – thủ phạm âm thầm thúc đẩy rối loạn mỡ máu

Trong danh sách thực phẩm gây hại cho tim mạch, bột mì trắng là cái tên ít được chú ý nhưng lại nguy hiểm không kém. Xuất hiện trong bánh mì, bánh quy, mì ăn liền… loại tinh bột này không chứa chất béo nhưng lại làm tăng đường huyết nhanh, tạo điều kiện cho kháng insulin và rối loạn mỡ máu.

Theo GS. Watanabe, thực phẩm càng qua tinh chế, giá trị dinh dưỡng càng thấp nhưng nguy cơ gây hại lại tăng cao. Với bột mì trắng, việc tiêu thụ thừa dễ xảy ra mỗi ngày mà người dùng không hề hay biết, khác với thịt mỡ vốn dễ nhận diện và hạn chế.

Một mì trắng là một trong những loại thực phẩm gây hại cho tim mạch.

1.3 Muối ăn nhiều – đẩy nhanh quá trình xơ cứng và vỡ mạch

Nếu như mỡ làm tăng cholesterol, thì muối ăn nhiều lại tác động trực tiếp lên huyết áp. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều muối, thành mạch bị căng giãn liên tục, lâu dần gây xơ cứng mạch, phình mạch và thậm chí vỡ mạch máu.

Một gói mì ăn liền có thể chứa lượng muối gần bằng giới hạn 6g/ngày mà WHO đưa ra. Điều đáng lo là muối ăn nhiều thường không gây biểu hiện rõ ràng ngay lập tức – các dấu hiệu như cao huyết áp, loạn nhịp tim hoặc đột quỵ chỉ xuất hiện khi tổn thương đã nghiêm trọng. Giải pháp là thay đổi cách nêm nếm, sử dụng chanh, giấm, tỏi thay cho nước mắm hoặc nước tương đậm đặc để giảm natri nhưng vẫn giữ được hương vị.

1.4 Bột protein – nguy cơ tiềm ẩn cho cả người chăm tập luyện

Trong cộng đồng yêu thể hình, bột protein thường được ca ngợi như “chìa khóa tăng cơ nhanh chóng”. Nhưng theo các chuyên gia, việc lạm dụng bột protein quá liều 4–5 muỗng mỗi ngày có thể khiến thận phải hoạt động quá tải, không đào thải được natri và nước, từ đó làm tăng huyết áp và tạo thêm áp lực cho tim.

Watanabe nhấn mạnh, khi thận bị tổn thương vì bột protein, tim mạch sẽ là cơ quan chịu hệ quả tiếp theo. Đó là một quá trình thầm lặng, nguy hiểm. Ông khuyến cáo người khỏe mạnh nên ưu tiên đạm từ thịt nạc, trứng, cá thay vì phụ thuộc vào bột protein công nghiệp trừ khi có chỉ định chuyên biệt từ bác sĩ.

2. Lời khuyên từ chuyên gia

Không phải lúc nào thịt mỡ cũng là thủ phạm chính gây bệnh tim mạch. Nhiều thực phẩm màu trắng tưởng chừng vô hại như đường tinh luyện, bột mì trắng, muối ăn nhiều, bột protein thực tế lại là những thực phẩm gây hại cho tim mạch hàng đầu nếu sử dụng quá mức.

Thay vì loại bỏ hoàn toàn, người tiêu dùng cần học cách kiểm soát khẩu phần, đọc kỹ nhãn thành phần và duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các chất gây xơ vữa động mạch. Sự chủ động trong lựa chọn thực phẩm sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch và sức khỏe tổng thể một cách bền vững.

Tác giả: Hà Anh