Chiều 13/7, tại cuộc họp báo về tình hình thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn TP.HCM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP, cho biết hiện TP.HCM đang tập trung 3 tuyến trọng điểm trong công tác phòng chống dịch.
Đó là tầm soát F0 có trọng tâm, trọng điểm để tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể; cách ly, thu dung, điều trị F0, tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân nặng; tập trung cho công tác tiêm vắc-xin.Đồng thời, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM cho biết, sau 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16 TP.HCM dự kiến sẽ có 3 tình huống.
- Tình huống thứ nhất, TP.HCM ngăn chặn và kiểm soát được dịch Covid-19 và xem xét việc thực hiện Chỉ thị 16 thế nào. Lúc đó có thể là giảm Chỉ thị 16, hoặc Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 19 tùy theo diễn biến dịch.
- Tình huống thứ 2 là TP.HCM chưa kiểm soát được và dịch vẫn gia tăng, khi đó phải tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16, thậm chí là tăng cường thực hiện Chỉ thị 16+ ở nhiều địa bàn.
- Tình huống xấu nhất mà không ai mong muốn đó là dịch gia tăng mạnh mẽ và mất kiểm soát. Đối mặt với tình huống này, TP.HCM phải tính toán phong tỏa kèm biện pháp mạnh hơn để ứng phó hoặc sẽ có một cách tiếp cận khác.
Hiện TP.HCM đang nghiên cứu và sẽ đề xuất với Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để có biện pháp phù hợp với tình hình.
Cùng với đó là các cơ quan chức năng, lực lượng trực tiếp thực hiện hết chức trách để đạt hiệu quả cao nhất. Sự cộng hưởng của 2 yếu tố đó mới đạt kết quả cao nhất là tình huống 1. Ngược lại, nếu làm không nghiêm, không đồng bộ thì là tình huống 2 hoặc tệ hơn.
Cùng ngày 13/7, Sở Y tế TP.HCM đã Sở Y tế TP.HCM đã ban hành văn bản triển khai các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà đối với trường hợp F0, F1 trong giai đoạn hiện nay.
Theo đó, Sở Y tế hướng dẫn có hai đối tượng F0 được cách ly, điều trị tại nhà. Đối tượng thứ nhất là trường hợp không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp (CT value >30), không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.
Sở Y tế triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với trường hợp không triệu chứng, áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1. Bệnh nhân tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hằng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định. Các trường hợp F0 này phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng chống lây nhiễm.
Tác giả: Minh Tú
-
2 'giờ vàng' uống sữa hấp thụ hết canxi mà không mất sắt, ai không biết là thiệt thân
-
Người Việt ở Indonesia: 'Hoặc tự khỏi nCoV, hoặc qua đời', nhiều người đã không thể chờ đến lượt
-
Đứng từ xa khóc nhìn cháu đi cách ly, bà xót xa: 'Đã nói ở nhà đi tui nuôi, giờ để thằng nhỏ vầy'
-
Từ ngày mai, người dân từ các địa phương về Hà Nội cần những giấy tờ gì?
-
Các bước đăng ký online tiêm vắc xin Covid-19 nhanh và đơn giản nhất