Người Việt ở Indonesia: 'Hoặc tự khỏi nCoV, hoặc qua đời', nhiều người đã không thể chờ đến lượt

( PHUNUTODAY ) - Không riêng gì Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lao đao vì làn sóng Covid-19. Những người Việt xa quê đang phải sống những ngày vất vả.

Những ngày này, số ca nhiễm Covid-19 trong nước đang tăng chóng mặt, vượt mốc 2000 ca một ngày. Chẳng cứ gì Viết Nam, các nước xung quanh cũng bước vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng vì dịch bệnh, nhất là Indonesia những ngày này cực kỳ tang thương.

Phó thống đốc Jakarta còn nói với báo chí rằng; ‘Trong vài ngày gần đây, số lượng đám tang liên quan tới nCoV ở Jakarta đã tăng gấp 10 lần so với hồi đầu tháng 5/2021'. Điều đó đủ để thấy tình hình nguy cấp như nào.

Tầm này ai đang có người thân sống và làm việc ở Indo chắc lo lắng lắm. Mới nãy thôi, mình đọc báo Zing thấy thông tin chia sẻ của người Việt tại nước này nói rằng nếu nhiễm bệnh thì được yêu cầu cách ly tại nhà 'hoặc là tự khỏi hoặc ra đi mãi mãi'.

22

Người Việt ở Indonesia cho biết: Nếu bị nhiễm nCoV sẽ được yêu cầu tự cách ly tại nhà

Câu chuyện do một người gốc Việt 53 tuổi ở Jakarta, Indonesia kể lại. Theo đó, khi có triệu chứng và nhận kết quả dương tính, người này đã gọi điện tới đại diện khu vực mình sinh sống để báo cáo tình hình. Thế nhưng, ‘họ bảo tôi tự cách ly và mua thuốc về điều trị tại nhà. Tôi hỏi tiếp bên trạm xá có bác sĩ theo dõi bệnh tình và kê thuốc hay không, họ nói không’, người này kể.

Được biết, người đàn ông này đã nhập tịch ở Indo có bệnh nền do tuổi tác và bị cao huyết áp. Trước đó ông chưa từng được tiêm vắc xin do tình trạng sức khỏe không tốt vào những thời điểm lên lịch chủng ngừa. ‘Ở nhà nghĩa là tự khỏi, hoặc c.hết’, ông cay đắng chia sẻ.

Cũng gặp trường hợp tương tự, chị Aisya Hiếu (36 tuổi) hiện sống ở Đông Java cho hay: ‘Sáng nay, mẹ chồng của bạn tôi vừa mất vì nCoV sau khi phát bệnh được vài ngày. Ban đầu, bác sĩ bảo tự chữa ở nhà, trở nặng mới vào viện. Thế nhưng diễn biến bệnh rất nhanh nên bác không qua khỏi. Nguyên nhân có lẽ một phần do bệnh nền, một phần do hệ thống y tế không đủ để cứu chữa kịp thời’, chị nói.

2

Bản thân chị cũng vừa ốm dậy được 1 tuần. Chị nói rằng có khoảng 20 – 30 người quen trong cộng đồng người Việt tại Indo đã hoặc đang mắc bệnh và phải tự điều trị. Khi thủ đô Jarkata thất thủ, hệ thống y tế trước đây ưu tiên người nặng nhưng giờ ai bị bệnh nặng cũng đành ở nhà.

Hiện tại, Indonesia đang phải vật lộn với đợt bùng phát tồi tệ nhất Đông Nam Á khi số ca nhiễm mới tăng gấp 4 lần trong 1 tháng. Khắp các trang thông tin quốc tế đều lên tiếng về tình trạng báo động đỏ về dịch bệnh ở Indo, thậm chí còn có nhận định cho rằng, dịch nCoV đã 'nhấn chìm' quốc gia Đông Nam Á này.

Quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Vì hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tại nên một số điểm nóng như Jakarta hay Java, nhiều bệnh viện kẹt cứng và buộc phải từ chối bệnh nhân. Nhiều gia đình tuyệt vọng tìm kiếm oxy để điều trị cho người bệnh và đang hấp hối tại nhà.

Tờ Kompas cho biết: Theo số liệu thống kê từ chỉnh phủ Indonesia được công bố hôm 11/7 cho thấy: sau 24 giờ, Indonesia ghi nhận thêm 36.197 ca bệnh, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở nước này lên 2.527.203.

Đại dịch tại Indo nghiêm trọng tới mức ‘trái, phải, trước sau ai cũng có thể là F0, F1’

Theo chị Hiếu, người mắc nCoV hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân đều không được cách ly. Bệnh viện chỉ dành cho những người có triệu chứng nghiêm trọng. Có đôi khi họ còn phải đăng ký xếp hàng chờ tới lượt được nhập viện. ‘Thậm chí, nhiều người qua đời rồi vẫn chưa đến lượt vào viện’, chị kể.

Những người bệnh nếu không nghiêm trọng chỉ có thể ở nhà tự cách ly. Ai có điều kiện không muốn lây lan cho người xung quanh thì có thể tự tìm và đăng ký dịch vụ cách ly tư nhân. Dịch vụ cách ly này khá tốn kém vì ở trong khách sạn.

Ngày 26/6, chị Hiếu có kết quả dương tính. ‘Vì lo lắng ảnh hưởng tới người nhà, tôi tự tìm bác sĩ kê đơn và đăng ký dịch vụ cách ly và điều trị tại khách sạn. Ngoài 3 bữa cơm mỗi ngày, bác sĩ và y tá sẽ đến kiểm tra định kỳ. Thuốc thang 3 cữ/ngày nhưng chủ yếu là thuốc giảm sốt và vitamin’, chị Hiếu kể lại.

Cũng may rằng chị đã được tiêm 1 liều vắc xin trước khi bị bệnh. Có lẽ là một phần nhờ vắc xin nên triệu chứng của chị không quá nặng. Chị ốm 10 ngày thì khỏe lại. Dẫu thế, chị Hiếu nói rằng chị vẫn rất lo lắng sẽ bị tái nhiễm do ‘Indonesia lúc này, trái, phải trước sau, ai cũng có thể là F0, F1’ và họ không hề vị bắt buộc cách ly’.

Chị Hiếu cho biết: Thực ra, ngay từ đàu chính phủ Indo đã rất nỗ lực và tích cực trong việc chống dịch. Thế nhưng việc thực hiện thế nào còn tùy vào ý thức của người dân và năng lực của hệ thống y tế.

Thanh Tuyền là một lao động Việt Nam tại Purwodadi, Grobogan, Indonesia được 4 năm nói: ‘Purwodadi cũng đang thực hiện giãn cách 14 ngày. Công ty tôi có tổ chức tiêm vắc xin chia thành nhiều đợt. Tôi chưa đến lượt nên rất lo lắng khi nghe tin bệnh viện đang quá tải. Đợt này mà mắc bệnh thì chỉ có 2 lựa chọn là tự uống thuốc hoặc là c.hết’, chị Tuyền cho hay.

Mặc dù tình trạng dịch bệnh vẫn nghiêm trọng, có nhiều điểm nóng ở Jakarta hay Java, nếu muốn đi lại phải có xét nghiệm âm tính hoặc đã tiêm ít nhất 1 liều nhưng nhiều người vẫn còn thờ ơ. Các trục đường chính nối giữa Java và các tỉnh khác hầu hết đều có chốt chặn ra, chỉ có xe giao hàng và xe cứu thương là được ưu tiên.

Nhà hàng, quán ăn vẫn mở nhưng chỉ bán mang về và phải đóng cửa trước 21h. Nếu mở cửa quá giờ giới nghiêm sẽ bị phạt 2 triệu, 5 triệu đến hàng chục triệu.

Đại sứ quán Việt Nam tại nước này đã hỗ trợ tiêm chủng một liều vắc xin cho nhiều người Việt. Hơn nữa, cộng đồng người Việt cũng giúp đỡ, đùm bọc nhau. ‘Hiện tại, 1 số người Việt đang điều trị nCoV nhưng thuốc điều trị đang cháy hàng. Nhưng mọi người vẫn sẵn sàng tìm mua và gửi cho nhau’, chị cho biết.

Nhiều người Việt ở đây mắc bệnh nhưng không được điều trị. Do đó, họ rất muốn được về nước để chữa bệnh. ‘Những chuyến bay hồi hương lúc này rất cần thiết’, chị Tuyền cho hay.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link