Trẻ hay bị mắng có IQ thấp hơn? Sự thật gây sốc cha mẹ cần biết

( PHUNUTODAY ) - Nghiên cứu mới cho thấy trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số IQ. Đọc ngay để hiểu tác động của lời nói lên sự phát triển trí tuệ của con và cách nuôi dạy tích cực hơn.

Nhà xã hội học Mỹ, Mori Strauss, đã tiến hành một nghiên cứu về mức độ trí thông minh ở 806 trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tại Hoa Kỳ. Bốn năm sau, ông tiếp tục thực hiện một cuộc khảo sát thứ hai. Kết quả cho thấy chỉ số IQ trung bình của những trẻ em ít hoặc không bị la mắng cao hơn khoảng 5 điểm so với những trẻ thường xuyên phải đối mặt với bạo lực lời nói. Strauss nhận định rằng: "Sự la mắng nhiều sẽ cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ em."

Kết quả từ một nghiên cứu khác của nhà xã hội học Mori Strauss, với sự tham gia của hơn 17.000 sinh viên đại học từ 32 quốc gia, đã chỉ ra rằng mức độ cha mẹ đánh mắng có liên hệ trực tiếp với chỉ số IQ trung bình của trẻ em ở những quốc gia này. Cụ thể, những quốc gia có tỷ lệ phụ huynh la mắng con cái cao thì trẻ em lại có IQ thấp hơn.

Dù không phải tất cả trẻ em bị bạo lực ngôn ngữ đều mất đi khả năng tư duy, song chúng có nguy cơ phát triển trí thông minh kém hơn so với những bạn bè cùng lứa tuổi. Strauss nhấn mạnh rằng các em thường xuyên chịu đựng sự la mắng từ cha mẹ sẽ phát triển cơ chế phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy." Cách mà trẻ chọn để phản ứng hoặc trốn tránh sẽ ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng, từ đó tác động đến chỉ số IQ.

Dù không phải tất cả trẻ em bị bạo lực ngôn ngữ đều mất đi khả năng tư duy, song chúng có nguy cơ phát triển trí thông minh kém hơn so với những bạn bè cùng lứa tuổi

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quét não với hai trẻ em 3 tuổi: một em thường xuyên nhận được lời khen ngợi và em còn lại thường xuyên bị quát mắng. Hình ảnh não thu được cho thấy sự khác biệt rõ rệt; trẻ bị la mắng có kích thước não nhỏ hơn nhiều. Kích thước não nhỏ hơn đồng nghĩa với sự phát triển trí tuệ kém hơn.

Tiến sĩ Martin Techer từ Trường Y khoa Harvard cũng phát hiện rằng trẻ em thường xuyên bị cha mẹ xúc phạm có chỉ số IQ trung bình khi lớn lên là 112, thấp hơn 12 điểm so với những trẻ không gặp phải tình trạng bạo lực lời nói.

Trong tâm lý học, có một khái niệm gọi là "hiệu ứng gợi ý." Khi phụ huynh la mắng con cái, họ vô tình gửi gắm những thông điệp tâm lý tiêu cực, khiến trẻ dần dần nội tâm hóa chúng thành sự tự đánh giá thấp về bản thân. Qua thời gian, chúng có thể tự coi mình là "đứa trẻ hư" hay "đứa trẻ ngốc nghếch," điều này thường bắt nguồn từ những lời nói của cha mẹ.

Ngược lại, những trẻ em lớn lên trong môi trường tràn đầy yêu thương thường có xu hướng phát triển tích cực hơn, trở nên khoan dung, tử tế và có nhiều khả năng đạt được thành công trong tương lai.

Nhiều người quan niệm rằng việc "la hét" có thể xem như phương pháp giáo dục trẻ em, miễn là không có bạo lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng trẻ em đang phải đối mặt với áp lực tâm lý khủng khiếp khi phải nghe những tiếng la mắng.

Thực tế cho thấy rằng trẻ em đang phải đối mặt với áp lực tâm lý khủng khiếp khi phải nghe những tiếng la mắng.

Ở chương trình "Cha mẹ siêu phàm," có một người mẹ thường xuyên lớn tiếng quát con. Để giúp cô nhận thức được tác động của hành vi này, ê-kíp chương trình đã cho cô nghe đoạn ghi âm chính giọng nói của mình khi la hét. Ngay khi nghe tiếng la ấy phát ra từ loa, cô đã gục xuống, quỳ xuống và bịt chặt tai, cơ thể run rẩy trước âm thanh cuồng loạn mà cô không hề nghĩ rằng đó chính là mình. Nếu người lớn không thể chịu đựng được năng lượng tiêu cực từ la mắng, thì trẻ em càng không thể.

Giáo sư Shanta Dube, Giám đốc chương trình y tế cộng đồng tại Đại học Wingate, nhận định rằng bạo lực lời nói có thể để lại những hậu quả tiêu cực suốt đời. Sự liên tiếp trong hành động la hét và mắng nhiếc từ cha mẹ, giáo viên hay huấn luyện viên trong suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến những vấn đề như dễ nổi giận, trầm cảm và sa sút tinh thần ở trẻ.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khi các hình thức lạm dụng thể chất và tình dục trẻ em đã giảm, thì lạm dụng tình cảm lại có xu hướng gia tăng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu phải đặc biệt chú trọng vào hành vi này và nhận định rằng sự lan rộng của lạm dụng bằng lời nói cần được đánh giá và can thiệp một cách đúng mực.

Jessica Bondy, người sáng lập tổ chức bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành lời nói Words Matter, nhấn mạnh rằng nhiều khi người lớn vì áp lực cuộc sống mà vô tình la mắng trẻ. Họ cần nhận thức được hành vi của mình và có trách nhiệm chấm dứt chúng, để trẻ không bị tổn thương và có cơ hội phát triển toàn diện.

Mặc dù cha mẹ có thể phạt trẻ để dạy cho trẻ biết sai ở đâu và cần sửa đổi, nhưng nếu việc phạt này trở thành lạm dụng, đặc biệt là bạo lực lời nói, thì đây sẽ là một phương pháp giáo dục phản tác dụng, làm tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

Tổ chức Words Matter khuyến khích người lớn cần tránh la hét hay hạ thấp trẻ trong các cuộc trò chuyện. Họ nên suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn và nỗ lực chữa lành cảm xúc cho trẻ khi lỡ có lời nói gây tổn thương.

Tác giả: Trần Thu Thủy