Nuôi dưỡng một trái tim lương thiện
Cổ nhân có câu: Nhân chi sơ, tính bản thiện, con người khi sinh ra vốn mang bản tính lương thiện, trong sáng, thuần khiết như tờ giấy trắng không nhuốm bụi trần. Thiện lương chính là món quà mà ông trời ban tặng. Hành thiện không cầu phúc báo thì mới có thể trường khì ở trong Đạo, thiện lương vốn dĩ chính là phúc báo, người thiện lương, cuộc sống của họ vốn dĩ là ấm no, hạnh phúc.
Làm điều ác thì không cần dùng hình phạt, bởi vì trong tâm kẻ ác mãi mãi là lạnh lùng, đơn độc, họ không thể nếm trải sự ấm áp, hạnh phúc.
Làm người có thể không giàu có, không nổi danh nhưng nhất định không được đánh mất đi sự lương thiện của bản thân mình, mất đi sự lương thiện cũng chính là mất đi căn bản làm người. Gieo mầm thiện lương đến tất cả mọi người, chúng ta mới có thể hái được quả ngọt, cuộc sống sẽ ngập tràn hạnh phúc và mỹ hảo.
Nuôi dưỡng một trái tim bao dung
Cái gọi là tấm lòng bao dung chính là biết cách đặt vị trí mình vào người khác, đặt địa vị của bản thân vào người khác để nghĩ cho họ, cũng là để hiểu được những khó khăn mà họ đang gặp phải. Bởi vì thấu hiểu và thông cảm thì mới có thể sinh ra từ bi. Khi mở lòng ra, nội tâm sẽ dịu lại, mới có thể tha thứ những lỗi lầm của người khác, lượng thứ cho quá khứ của người khác.
Một người không biết bao dung, sẽ không có được sự tôn trọng của người khác, sẽ không sống trong oán hận mà tự dày vò chính bản thân mình, từ đó vĩnh viễn không có được niềm vui đích thực trong cuộc sống.
Nuôi dưỡng một trái tim khiêm tốn
Một trái tim khiêm tốn, thanh khiết, nhẹ nhàng giống như là cỏ dại, không khoa trương hay tự cao tự đại, không quan tâm đến sự rèm pha của thiên hạ mà chỉ lặng lẽ tích lũy sức mạnh của mình.
Khiêm tốn cũng là một loại tầm nhìn, họ biết núi cao bao nhiêu, sông sâu bao nhiêu, họ cũng không vì thành tựu hết sức nhỏ nhoi của mình mà dương dương đắc ý.
Khiêm tốn chính là ngọn nguồn của lương thiện, kiêu ngạo là khởi nguồn của trăm vạn cái ác. Khiêm tốn để học hỏi những điều lạ, khiêm tốn để thấy bản thân cần phải hoàn thiện, trưởng thành hơn từng ngày, khiêm tốn để có được sự yêu mến của mọi người.
Phong thủy thứ hai: Cái miệng (Khẩu)
Không tiện phơi bày khuyết điểm của người khác
Họa từ miệng mà ra, một lời nói thiện có thể giúp ai đó cảm thấy được an ủi, cảm nhận được sự ấm áp, một lời nói ác ý có thể vô tình làm cho ai đó tổn thương.
Tâm lý chung của con người chính là thích giữ thể diện, làm người khác mất thể diện, cũng chính là làm tổn thương trái tim của người khác.
Con người sống bằng mặt, cây cối sống bằng da. Đánh người không đánh vào mặt, vạch người nhưng đừng vạch khuyết điểm của họ trước mặt nhiều người.Bạn khiến người khác mất mặt, vậy thì người khác nhất định sẽ làm bạn xấu hổ.
Nhiều bạn bè, nhiều con đường để đi. Bởi thế nên hãy quản chặt cái miệng của mình, kết thật nhiều thiện duyên với mọi người, con đường nhân sinh của bạn mới ngày càng rộng mở.
Không nói lời khoe khoang, khoác lác
Rất nhiều người thích khoe khoang, khoác lác, cứ như thể không nói những lời khoe khoang, phóng đại thì người ta sẽ không biết được bản sự của mình.
Nhưng một khi những người khác cho rằng, những lời khoác lác đó là sự thật, vậy thì họ nhất định phải trả cái giá cực kỳ đắt. Thế nên đừng tùy tiện khoe khoang.
Không nói những lời vô nghĩa
Con ếch trong ao ngày nào cũng kêu suốt ngày, khiến miệng của nó khô khốc, nhưng cuối cùng cũng không ai chú ý đến những lời nói vô nghĩa của chúng.
Nhưng gà trống chỉ gáy hai ba lần vào lúc tờ mờ sáng, ai nghe thấy tiếng gà trống gáy đều biết trời đã sắp sáng, đều chú ý đến nó.
Một lời nói phù hợp với ngữ cảnh, phù hợp với đạo đức và luân thường đạo lý mới có thể tạo dựng nên sức mạnh.
Phong thủy thứ 3: Hành động (Thân)
Hành động một cách đường đường chính chính, không đi đường tắt
Đường tắt là một loại mưu lợi, tự thân tự lực vươn lên đỉnh cao chính là loại luyện tập.
Cuocj đời đương nhiên sẽ có những con đường tắt, không cần phải phó xuất và cố gắng quá nhiều, một chút liền có thể cập đến bến bờ bên kia của thành công. Trên thế giới này, con đường gập ghềnh khúc khuỷu sẽ có rất nhiều, và rất ít những con đường tắt. Nếu như việc đi trên những con đường gập ghềnh, khúc khuỷu đã trở thành thói quen, thì khi đi trên con đường tắt sẽ cảm thấy rất thông thuận và dễ dàng.
Không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến người khác
Cổ nhân có câu: Đừng vì những việc tốt nhỏ mà không làm, đừng vì những việc ác nhỏ mà dám làm.
Hành thiện thì khó, hành ác thì dễ. Làm việc tốt đương nhiên sẽ đắc phúc báo, làm việc ác thì sớm muộn cũng gặp những tai ương.Người với người cần phải mở rộng tấm lòng, đối xử chân thành với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Không chiếm lợi nhỏ
Không có bữa ăn nào là miễn phí ở đời, chiếc bánh ở trên trời không phải lúc nào cũng rơi trúng bạn. Đằng sau tất cả những món hời nhỏ, nhất định ẩn chứa cái giá lớn hơn.Hãy luôn tâm niệm rằng, chuyện tốt và món hời không phải lúc nào cũng “tự nhiên mà có”. Không chiếm lợi nhỏ, không tranh giành thiệt hơn, cũng là một loại tu dưỡng.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Vì sao người đàn bà suốt đợi lận đận, khó hạnh phúc? 3 lý do rất thực tế
-
Người xưa có câu: Đàn ông sợ miệng nhỏ, đàn bà sợ mũi to, tại sao phụ nữ lại sợ mũi to?
-
Qua tuổi 60, nếu một người vẫn có trong tay 3 thứ này thì chứng tỏ phước lành đang kéo đến
-
3 điều chỉ có đàn bà nghèo mới thích phô trương, người khôn nhìn qua là thấy
-
Ở với chồng và người tình có gì khác nhau? Người phụ nữ ngoại tình nói thật