Đại kỵ khi trồng khế
Cây khế là dạng cây thân gỗ cao lớn nếu để phát triển tự do. Do đó khi trồng cây khế trước nhà thì chú ý vị trí trồng, không nên để chúng phát triển to lớn tránh lối đi. Nếu cây khế trồng ở đất, trước cửa nhà thì cần tránh trồng chắn lối đi. Nếu trồng gần tường thì có thể khiến bộ rễ phát triển làm hỏng tường. Do vậy bạn nên trồng trong chậu hoặc trồng ở vị trí cách xa tường và tránh chính giữa cửa nhà.
Theo phong thủy vị trí trước nhà cần cây xanh nhưng phải đảm bảo thông thoáng để đảm bảo luồng khí, luồng ánh sáng đón rước thần tài vào cửa. Khi cây khế phát triển nhiều lá xòe kín cổng cần cắt tỉa gọn gàng để không làm ảnh hưởng tới khu minh đường của gia chủ. Bạn có thể trồng khế trong chậu trước nhà hoặc cây khế lớn phía sau nhà.
2 điều nên làm khi trồng khế để cây sai hoa sai quả, rước nhiều tài lộc
Nên quét vôi quanh gốc hàng năm tránh cây bị sâu: Đây là kinh nghiệm của người xưa khi chăm sóc cây khế. Hàng năm vào mùa cuối năm nên quét vôi quanh gốc cây khế để đảm bảo cây không bị sâu, phát triển tốt, giúp cây ra hoa, ra quả tốt hơn. Cây khế càng sai quả càng nhiều tài lộc. Vôi có tính chất khử trùng trị sâu bệnh rất tốt.
Nhớ cho cây khế đủ nước và ánh sáng: Trồng cây khế không cần chăm sóc cầu kỳ. Nếu cây trồng dưới đất có bộ rễ ăn sâu thì gần như ít khi phải tưới. Nhưng nếu cây trồng trong chậu thì chú ý tưới nước để đảm bảo cây phát triển. Cây khế là cây ưa sáng vừa phải, không chịu được nắng gắt nhưng không chịu được bóng râm hoàn toàn. Do đó cần đảm bảo cây đủ ánh sáng để ra sai hoa sai quả mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Người nào hợp mệnh với cây khế?
Trong dân gian, cây khế là loại cây gắn liền với sự may mắn, thật thà. Cây khế biểu trưng cho người hồn hâu chất phác. Hình ảnh cây khế gắn liền với quê hương. Trồng cây khế mang biểu trưng ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, phúc đức, hậu vận tươi tốt. Khế là cây sai hoa, sai trái mang biểu trưng cho con đàn cháu đống, gia đình sum vầy hạnh phúc và phúc lộc tụ hội. Do đó thực tế cây khế có thể thích hợp trồng trong mọi gia đình. Tuy nhiên xét về đặc điểm phong thủy thì cây khế thích hợp nhất cho người mệnh Thổ và Hỏa.
Nên chọn cây khế chua hay ngọt?
Cây khế hiện có giống khế chua và khế ngọt nên bạn chọn cây nào cũng không ảnh hưởng tới phong thủy. Cây khế chua thì quả và lá được dùng nhiều trong nấu ăn và làm thuốc. Lá khế giúp trị mụn nhọt, giúp thanh nhiệt. Cây khế ngọt thì quả sẽ to và múi dày hơn. Nên nếu chỉ trồng cây nhỏ làm cảnh trong chậu thì có thể chọn khế ngọt quả sẽ to hơn. Còn nếu bạn muốn dùng lá khế và quả khế nấu ăn thì nên chọn cây khế chua.
Trồng cây khế có nhiều công dụng
Cây khế được dân gian sử dụng từ quả tới lá. Từ xa xưa tới nay nhiều người vẫn dùng lá khế tắm cho trẻ nhỏ trị rôm sảy, mụn nhọt, lở loét. Tắm nước lá khế là bài thuốc dân gian được lưu truyền nhiều năm khá hữu ích với nhiều người. Những người có làn da bị nhờn, hay nổi mụn, thì nước nước lá khế rửa mặt hoặc đắp lá khế cũng có thể cải thiện.
Quả khế được cho là rất giàu vitamin khoáng chất và lycopen giúp đẹp da và hỗ trợ nam giới phòng ngừa bệnh tuyến tiền liệt rất hiệu quả. Quả khế có thể làm trái cây tráng miệng hoặc làm mứt, nấu canh, phơi khô để kho cá, kho tép... Ngày nay quả khế chua được bán ngoài chợ giá không kém gì các loại rau gia vị đắt tiền khác.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Phật dạy có 7 trường hợp không nên sát sinh
-
Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột, rất hay nhưng chưa nhiều người biết
-
Có 2 loại rau phổ biến này, không bao giờ phun thuốc trừ sâu
-
3 vị trí trong nhà tuyệt đối không để kéo, đặc biệt là vị trí số 2
-
Hòa giấm trắng với nước rửa bát, lợi ích tuyệt vời, bạn sẽ tiếc vì không biết sớm hơn