Chưa tính đến mục đích phong thủy, bản thân vẻ đẹp của cây kim ngân cũng đủ thu hút mọi người với những chiếc lá có hình dáng tinh tế, tạo hình bắt mắt và màu xanh mướt rất "nịnh" mắt.
Mặc dù vậy, sau một thời gian được ưu ái trồng trong nhà hoặc trong phòng làm việc, cây kim ngân bắt đầu bộc lộ những nhược điểm khiến nhiều người không còn mặn mà với nó.
Sau đây là những điểm yếu khiến cây kim ngân dù được ưa thích nhưng vẫn bị nhiều người từ chối mang về trồng:
Khả năng chịu lạnh kém
Có nguồn gốc từ Mexico, cây kim ngân ưa môi trường ấm áp, ẩm ướt, khả năng chịu lạnh kém. Trong điều kiện mùa đông, thời tiết lạnh dưới 10 độ C, cây có thể bị vàng lá, thối rễ. Rất nhiều người yêu cây thường chỉ trồng kim ngân được một mùa, khi trời chuyển rét là cây bắt đầu yếu ớt, lá vàng dần, nặng hơn thì sẽ úng thân, lá rụng dần và chết.
Nếu trồng cây kim ngân trong nhà, ở thời tiết lạnh, bạn có thể nhìn thấy rõ cây chậm phát triển; nhưng nếu đặt ngoài trời thì cây rất khó sống qua mùa đông khắc nghiệt, đặc biệt là ở các vùng lạnh.
Đòi hỏi môi trường thoáng gió
Vấn đề mà nhiều người trồng kim ngân trong nhà gặp phải nhất là vàng lá và thối rễ. Nguyên nhân chính là môi trường trong nhà kín gió, kém thông thoáng. Khi tưới nước, đất sẽ giữ độ ẩm lâu, cộng với ánh sáng trong nhà kém sẽ dẫn đến nguy cơ thối rễ.
Đặc biệt, do phần rễ của kim ngân rất lớn nên tình trạng rễ hỏng thường chậm bị phát hiện, đến lúc rễ mục nát mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu rụng lá. Khi đó thì cây gần như đã hỏng hoàn toàn và rất khó cứu chữa.
Dễ gây dị ứng
Nhựa cây kim ngân có một số thành phần độc hại, đặc biệt là ở phần vỏ và lá của nó. Nếu vô tình tiếp xúc với nhựa kim ngân, bạn có thể bị dị ứng, da đỏ, sưng, ngứa và các triệu chứng khác. Nếu là người dễ bị dị ứng, khi tỉa cây kim ngân, tốt nhất bạn nên đeo găng tay để tránh nhựa cây dính vào da.
Ngoài ra, những gia đình có con nhỏ nên cân nhắc việc trồng kim ngân trong nhà. Trẻ em rất tò mò, nghịch ngợm, nếu tiếp xúc hoặc vô tình ăn phải lá cây sẽ có thể ngộ độc.
Dễ gây cảm giác đơn điệu
Mặc dù cây kim ngân có tán lá xòe rộng, phần thân phình to lạ mắt nhưng khi trồng một thời gian, cây hầu như không có sự thay đổi nên gây cảm giác đơn điệu cho một số người. Ngoài ra, cây có tốc độ phát triển nhanh và khi cành mọc quá cao, cành có xu hướng vươn ra lộn xộn, hình dáng trở nên mất thẩm mỹ, không còn đẹp mắt như khi mới mua về.
Cây kim ngân hợp mệnh gì?
Theo chuyên gia phong thủy, vì là loài cây thân gỗ với là màu xanh tươi tốt quanh năm nên kim ngân được xếp vào hành Mộc. Theo Ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, do đó cây kim ngân sẽ hợp nhất với người mệnh Mộc và mệnh Hoả.
Cũng có quan điểm lá cây kim ngân xoè 5 nhánh biểu tượng cho sự cân bằng của 5 yếu tố “Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ” trong Ngũ hành. Do đó, loài cây này hầu như không tương khắc với mệnh nào.
Là loại cây phong thuỷ, kim ngân hợp với hầu hết các tuổi. Theo các chuyên gia phong thuỷ, cây kim ngân sẽ khắc phục những nhược điểm về tính cách của những người tuổi Tuất, Thân, Tý.
Những người tuổi nói trên thường sống chân thành, tốt tính nhưng lòng tốt của họ thường bị lợi dụng. Trồng kim ngân sẽ giúp cho những người tuổi này có được sự cân bằng, hài hoà, đi đúng hướng để thành công.
*Thông tin mang tính tham khảo
Tác giả: Mộc
-
3 loại trái cây ngon, ngọt, đẹp mắt nhưng người xưa kiêng thắp hương, là quả gì?
-
Cổ nhân dặn: "Trong nhà trồng 5 cây, con cháu khỏe mạnh, thông minh, gia đình chiêu tài, tiến bảo"
-
Đặt 3 thứ này ở trên cửa sổ, vận hạn tự qua đi phúc lộc tự đến
-
Người sắp phát tài tiền vào như nước thường có dấu hiệu này trên mặt: Ai có được chẳng lo túng thiếu
-
Đặt muối đúng chỗ này: Đuổi tà khí, đón lộc, tiền vào dễ dàng như hơi thở