Sen đá vẻ đẹp mạnh mẽ
Sen đá là một trong những dạng cây cảnh có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại biểu trưng cho sự mạnh mẽ, nghị lực lớn lao. Sen đá cũng là dạng cây cảnh chơi lá kỳ lạ, lá xếp thành đẹp như hoa, cây ra hoa thì hoa lại hay bị cắt bỏ vì hoa không đẹp như lá. Sen đá ngoài trồng riêng từng chậu nhỏ thì chúng còn có thể ghép lại với nhau tạo thành một khu vườn mini sen đá đặc sắc.
Sen đá là cây mọng nước, phát triển trong môi trường khắc nghiệt khô cằn, nên biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường và khả năng phấn đấu trong cuộc sống. Sen đá có ý nghĩa động viên, mang vẻ đẹp lạc quan, khích lệ tinh thần.
Trồng sen đá có biểu trưng cho sự bình an, may mắn, nghị lực vượt qua khó khăn, mang điềm lành sức mạnh cho gia chủ. Sen đá cũng cây phong thủy tạo ra năng lượng vững vàng ổn định và giúp người ngắm nhìn cảm thấy thư giãn. Sen đá giống như một lời động viên trong cuộc sống vươn lên mạnh mẽ vượt qua khó khăn gặt hái thành công. Cây sen đá mang lại tinh thần hy vọng mong mỏi về cuộc sống tốt đẹp, cầu mong những điều may mắn thuận lợi và vượt qua chướng ngại.
Sen đá thường có những chiếc lá xếp xen chồng lên nhau như tòa sen của Phật Quan Âm. Thế nên sen đá biểu trưng cho hướng Phật, bình an tự tại mang lại bình an trong tâm hồn.
Trồng sen đá làm cảnh cũng giúp thanh lọc không khí, hút bức xạ trong nhà, loại bỏ độc tố trong không khí.
Có nên trồng sen đá trong nhà không?
Với ý nghĩa tốt lành và là cây phong thủy nên sen đá thích hợp trồng trong không gian gia đình. Tuy nhiên sen đá ưa nắng nên trồng ở ban công, cửa sổ có nhiều nắng. Nếu để trong nhà phải thường xuyên mang ra tắm nắng.
Sen đá là cây ưa nắng, bạn cần đảm bảo mỗi ngày ít nhất đủ 6-7 giờ sáng và nắng tự nhiên cho chậu sen đá.
Những đại kỵ khi trồng sen đá
Tránh trồng nơi bóng râm thiếu nắng
Đặc trưng của sen đá là cây ưa nắng, càng nắng càng cứng cáp mạnh mẽ. Do đó nên trồng sen đá nơi có nắng hoặc thường xuyên tắm nắng cho cây. Nếu thiếu nắng chậu sen đá chết và rụng lá, vàng úa, không tốt về phong thủy và cây trồng. Hãy chọn vị trí nhiều sáng nhất trong nhà để đặt sen đá, hoặc mỗi ngày phải phơi 6-7 tiếng ngoài trời.
Hạn chế tưới nước
Cây sen đá mọng nước nên không thích ẩm. Do đó chỉ thỉnh thoảng tưới nước, tránh tưới thường xuyên. Môi trường trong nhà có độ ẩm sẽ cao hơn ở ngoài trời cộng thêm không gian ít nắng gió nên nếu bạn tưới nước thường xuyên thì cây dễ bị đọng và thừa nước. Mẹo cho bạn là tưới khi đất khô được 2/3. Tưới nước cho sen đá thì tưới dưới gốc tránh tưới nước lên lá làm đọng nước ở thân gây ra chết cây.
Không chồng chậu thủy tinh hoặc chậu kín thiếu lỗ thoát nước
Sen đá là cây ưa đất cát và cần thoáng khí nên nếu chậu không có lỗ thoáng khí cây sẽ chết. Do đó nên chọn chậu trồng là sứ, gốm, có lỗ thoát. Tránh trồng sen đá chậu thủy tinh, chậu nhựa thiếu lỗ thoát khí.
Sen đá đặc biệt không thích sự úng nước và thiếu nắng nên bạn cần chú ý tránh để cây chết. Khi bạn cần đi công tác lâu ngày nhớ để sen đá ra ngoài trời để cây hứng nắng và hứng sương vươn lên.
Không nên trồng sen đá bên phía trái ngôi nhà
Sen đá là cây cảnh rất thấp. Nên nếu trồng sen đá bên trái sẽ không hợp luật tả thanh long hữu bạch hổ. Cây sen đá nếu trồng chậu nhỏ không theo cụm cao, không đặt lên kệ trang trí mà trồng thành dải dưới đất thì chúng rất thấp nên thích hợp ở vị trí bên phải nhà. Còn nếu bạn dựng kệ cao làm thảm cây sen đá thì có thể trồng bên trái, miễn là tổng thể kệ trang trí đó cao hơn các cây cảnh bên phải.
*Thông tin mang tính tham khảo,chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
"3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không chạm", trí tuệ cổ nhân quả là sáng suốt
-
Ăn thịt vịt Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì mà nhiều người chọn vịt cho dịp Tết này?
-
Hóa ra ngày xưa, binh sĩ lén giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách này
-
Dấu hiệu trên cánh cửa báo tài lộc nhưng nhiều người xử lý sai làm "sập cửa kho vàng lộc lá", lưu ý ngay
-
Vì sao đêm "thị tẩm" đầu tiên của Võ Tắc Thiên lại không được như ý?