Cây sung là cây cảnh dân dã nhưng nay được nhiều người trồng ở nhà làm cây cảnh phong thủy. Đặc biệt người xưa khi trồng cây sung thường trồng cùng cây vạn tuế, cây lộc vừng tạo bộ tam đa mang lại nhiều phúc lộc cho gia chủ.
Cây sung - cây vạn tuế - cây lộc vừng tạo bộ 3 tam đa trong phong thủy cây cảnh
Cây sung được người xưa xếp vào 1 trong bộ tứ quý gồm sanh, sung, tùng, lộc hoặc bộ tam đa là phúc (sung), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế).
Tròng bộ tam đa, mỗi cây có một ý nghĩa riêng và còn gộp lại tạo nên ý nghĩa tổng thể cho bộ cây cảnh. Trồng cây theo bộ tam đa thể hiện gia đình có phúc, con cháu vui vẻ quây quần gia đình hòa hợp yên ấm, gia đình có có lộc tiền tài, lộc lá ơn trên ban xuống, làm ăn thuận lợi, ai cũng mong trường thọ khỏe mạnh, gia đình may mắn.
Thế nên khi trồng cây sung thì những người yêu cây cảnh xưa thường sẽ trồng đủ 3 cây trong nhà là cây sung, cây lộc vừng, cây vạn tuế. Bộ tam đa 3 loại cây này cạnh nhau có ý nghĩa tạo sự cân bằng trong cuộc sống để tăng thêm vững chãi.
Trong dân gian hình ảnh chiếc kiềng 3 chân là biểu trưng cho sự vững chãi nhất và cân bằng các mặt của cuộc sống không thiên bên nào. Và 3 cây phúc lộc thọ (sung - lộc vừng - vạn tuế) cũng biểu thị cho 3 chiếc kiềng trong đời sống. Cân bằng trong cuộc sống là khao khát của nhiều người. Có những người có thành tựu quá lớn trong sự nghiệp thì lại đánh đổi bằng gia đình sức khỏe... Triết lý sống của người xưa là cân bằng, giàu có nhưng yên ấm hạnh phúc và còn sức khỏe để thưởng thức cuộc sống.
Bộ tam đa giúp tạo thế cân bằng hài hòa tốt nhất về phong thủy cho gia chủ, tạo sự đủ đầy và cân bằng âm dương cũng như cân bằng các mặt công việc tài danh hạnh phúc sức khỏe, đó chính là sự cân bằng quan trọng nhất trong cuộc sống.
Trong triết lý ngũ hành thì không phải chỉ tương sinh mới tốt: tương sinh tương khắc là để quân bình. Điều quan trọng nhất trong luật ngũ hành là cân bằng, bởi sinh tương sinh mãi sẽ lụi, khắc tương khắc mãi sẽ tàn. Thế nên phải có sinh và có khắc để hài hòa, không bị quá đi một điều gì. Càng hiểu được điều này thì người xưa lại càng thích trồng bộ 3 cây sung lộc vừng, vạn tuế tạo thế tam đa trong nhà để tạo thế tốt nhất về phong thủy.
Những lưu ý khi trồng bộ 3 cây tam đa
Khi trồng tam đa đa sung, lộc vừng, vạn tuế thì cần chú ý đây đều là những cây sống lâu năm và cần ánh sáng do đó cần đặt chúng ở vị trí trước nhà nơi có nhiều ánh sáng.
Trồng bộ 3 tam đa không có nghĩa là trồng chúng trong cùng 1 chậu mà có thể để 3 cây cạnh nhau. Để tạo thế tam đa đẹp thì tốt nhất là nên trồng cả 3 cây trong chậu, thay vì cây trong chậu, cây trồng ra đất và trồng thế bonsai sẽ độc đáo đẹp nhất.
Để bộ 3 cây đẹp về thẩm mỹ thì nên trồng 3 cây có chiều cao và kích thước tương đương, vì thế cây sung và cây lộc vừng dạng bonsai sẽ phù hợp với cây vạn tuế.
Khi chăm sóc bộ tam đa nên chú ý cần cắt tỉa gọn gàng tương xứng 3 cây cảnh với nhau sẽ cân đối, tạo thế cân bằng trọn vẹn.
* Thông tin mang tính tham khảo
Tác giả: An Nhiên
-
6 hướng cửa sổ cần tránh khi xây nhà, kẻo khiến cho gia đình gặp nhiều vận rủi
-
Loại củ được ví như 'nhân sâm trắng' cho phổi khỏe mạnh: Ăn sống hay nấu chín đều tốt
-
2 loại cây hợp cả 5 mệnh, trồng trước nhà thì càng tốt, gia đạo đời đời thịnh vượng
-
4 đồ vật đại kỵ trong phong thuỷ không nên đặt ở phòng khách
-
Người Mệnh nào hợp trồng cây đinh lăng? Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng