Trồng hoa giấy trong chậu rất đơn giản, làm theo cách này sau ít ngày cây bắt đầu vươn lá, nở hoa 'tưng bừng'

( PHUNUTODAY ) - Hoa giấy là một chi thực vật có hoa, có khả năng cho ra hoa quanh năm với những màu sắc rực rỡ. Dưới đây là chi tiết cách trồng hoa giấy trong chậu.

Đặc điểm và môi trường sống phù hợp của hoa giấy

Trước khi nắm rõ cách chăm sóc hoa giấy trong chậu thì chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của loại cây này để Cây hoa giấy thuộc giống cây bụi, thường có màu xanh, thân có gai. Nó thường mọc cao từ 3-4m, đôi khi lên đến 9m. Những bông hoa nhỏ màu trắng bên trong, thường xuất hiện thành từng chùm.

Chúng được bao quanh bởi 10 - 20 lá mỏng có màu sắc sặc sỡ tạo thành bông hoa, do đó có tên là hoa giấy. Loài hoa này có xu hướng ra hoa quanh năm ở các vùng xích đạo. Ở những nơi khác, chúng theo mùa, với chu kỳ nở hoa thường từ bốn đến sáu tuần. Nhưng hoa thật được giấu bên trong các lá “giấy” từ mùa hè đến mùa thu. Thuộc loài cây leo, nên hoa giấy có sức sống mãnh liệt, ra hoa sớm hơn hầu hết các loại khác. Nó thuộc họ thân gỗ cận nhiệt đới có gai. Những chiếc lá hình bầu dục thưa thớt và không có vân.

Chi tiết cách trồng hoa giấy trong chậu để cây luôn phát triển tốt

Có rất nhiều phương pháp nhân giống hoa giấy đem lại tỷ lệ thành công cao như: ghép chồi hoa giấy, giâm cành, chiết cành, ghép mắt. Nhưng để dễ dàng nhất cho người mới tập trồng cây, bạn nên thử trồng hoa giấy trong chậu với phương pháp giâm cành đơn giản, vừa dễ thực hiện lại cho cây con đẹp, giữ nguyên đặc tính gốc của cây mẹ.

Trước khi tiến hành trồng, cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như:Đất trồng: đất có độ pH khoảng 5.5 - 6.5. Sử dụng đất có độ mùn cao sẽ giúp giữ ẩm tốt. Pha đất thịt với đất cát và trấu để tạo độ tơi xốp, cho cây dễ dàng thoát nước. Trộn thêm một ít phân chuồng hoai mục để tăng thêm dinh dưỡng cho đất trồng.

Cành giâm: nên chọn cành hoa giấy khỏe mạnh, có tuổi đời từ 1-2 năm, chiều dài khoảng 20cm. Mỗi đoạn cần có ít nhất 2 mắt cây.

Hướng dẫn trồng hoa giấy trong chậu với kỹ thuật giâm cành: Thời điểm trồng giúp cây sinh trưởng thuận lợi là mùa xuân hoặc mùa thu. Vào các tháng này thời tiết thường mát mẻ, giúp gia tăng tỷ lệ trồng thành công.

Cắt vát và bôi vôi khử trùng, chống nấm vào phần gốc của cành. Ngâm cành hom đã chuẩn vào dung dịch kích rễ trong 5-10 phút.

Ở phần đầu ngọn, dùng bao nilon buộc lại để giữ nước cho cành. Giâm cành trong chậu đất với độ sâu khoảng 6-10cm và nghiêng một góc 15 độ. Nếu giâm nhiều cành một lúc, nên chia mỗi cành một chậu để cây có không gian đủ rộng giúp bộ rễ phát triển.

Tưới nước cho hoa giấy mỗi ngày, lưu ý chỉ nên tưới một lượng vừa phải để giữ ẩm đất, khu vực đặt chậu hoa giấy phải là nơi thoáng mát và có ánh sáng mặt trời nhẹ để cây quang hợp tốt nhất. Nếu đặt trong bóng râm, nên cho cây phơi nắng trong khoảng thời gian từ 7-9h sáng. Sau từ 2-4 tuần, cành hom sẽ bắt đầu ra rễ con.

Quy trình chăm sóc hoa giấy đúng chuẩn

Kích thước chậu trồng hoa giấy tiêu chuẩn

Chọn chậu chính là một bước không kém phần quan trọng trong quy trình trồng hoa giấy. Bạn có thể chọn chậu tùy theo sở thích như: nhựa, sứ, đất nung hay xi măng đều được nhưng phải là chậu có lỗ thoát nước. Chậu cần có chiều cao trên 30cm, chiều rộng tuỳ chỉnh theo kích thước thân và tán cây sao cho tổng thể được cân đối. Về màu sắc, bạn nên chọn chậu có màu sắc hài hoà, tránh những màu quá nổi bật khiến hoa giấy khi nở bị lu mờ.

Đất trồng hoa giấy trong chậu

Để việc chăm sóc cây hoa giấy trở nên thuận lợi thì đất trồng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nên sử dụng đất có độ mùn cao vì chúng giữ ẩm tốt, đất tơi xốp sẽ giúp cây hút được nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Đồng thời nên trộn thêm với đất cát, trấu hoặc mùn dừa, cùng với một ít phân chuồng hoai mục để đất có độ dinh dưỡng cao. Nên thay đất khi cây hoa giấy bắt đầu lớn, điều này giúp thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh và ít gặp vấn đề về sâu bệnh.

Cách tưới nước cho hoa giấy trồng trong chậu

Muốn cây hoa giấy luôn tươi tốt, sai hoa bạn cần quan sát trạng thái của cây để cung cấp một lượng nước đáp ứng vừa đủ nhu cầu của nó. Cách tưới nước khoa học là sử dụng bình dạng vòi xịt để phân bố lượng nước đều cho cây. Không nên quan niệm “thừa còn hơn thiếu” vì khi tưới quá đẫm khiến bị ngập úng, có thể cây sẽ chết hoặc ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cây

Đối với hoa giấy mới giâm cành, trong vài tuần đầu cần tưới đều đặn mỗi ngày để giữ ẩm cho đất. Khi cây ổn định, có thể tưới cách ngày. Đối với cây trưởng thành, vào mùa nắng cần duy trì tưới 3-4 lần/tuần. Vào thời kỳ ra hoa, duy trì độ ẩm của hoa giấy sẽ quyết định số lượng hoa sẽ nở và màu sắc đậm nhạt của bông, vì thế tránh để cây thiếu nước trong thời điểm này.

Vị trí đặt cây hoa giấy

Hoa giấy cần đầy đủ ánh nắng, thời tiết ấm áp để ra hoa tốt. Thời gian chúng nở hoa phụ thuộc vào sức khỏe của cây và môi trường chúng ở, càng nhiều nắng và nhiệt càng tốt. Nếu trồng trong nhà, bạn nên đặt chậu cây hoa giấy ở ban công, cửa nhà, gần cửa sổ,...

Để ra hoa, cây hoa giấy cần phơi nắng trực tiếp ít nhất bốn giờ mỗi ngày trong thời kỳ sinh trưởng. Nếu trồng trong nhà, chúng phải có ánh sáng vào những thời điểm khác nếu không chúng sẽ không phát triển đầy đủ và tốt nhất.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa giấy trong chậu

Để chậu cây hoa giấy luôn phát triển tốt, bạn cần ghi nhớ các lưu ý trong cách chăm sóc sau đây nhé:

Sau đợt hoa đầu tiên, bạn hãy tưới bổ sung phân NPK pha loãng để tiếp thêm dinh dưỡng nuôi cây. Ngừng tưới nước cho hoa giấy trong vài ngày, nếu cây có dấu hiệu héo, tưới thêm một ít nước cấp ẩm.

Đối với cây hoa giấy, việc cắt tỉa không chỉ tăng tính thẩm mỹ, định hình dáng cây mà còn giúp hoa giấy kéo dài tuổi thọ, giữ được màu xanh mướt. Hoa giấy thường nở hoa khi mới phát triển, khi các bông hoa hết đợt và lụi tàn, nên tỉa gọn cành và bón thúc để đợt kế tiếp cây cho hoa nhiều và tươi hơn.

Thay chậu, thay đất cho cây là cách chăm sóc hoa giấy đúng cách giúp cây luôn tươi tốt. Với những cây phát triển nhanh, rễ cây to, thân cành vươn dài, đất có biểu hiện cằn cỗi bạn cũng cần thay chậu mới để cây có đủ diện tích phát triển tốt nhất.

Nên chuyển cây hoa giấy con qua chậu lớn vào đầu mùa xuân. Thao tác nhẹ nhàng và hạn chế động tới rễ để cây không bị sốc khi thay đổi môi trường đất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ nên thay chậu khi cây đã lớn, không cần thiết phải đổi thường xuyên vì không thật sự cần thiết.

Tác giả: Vũ Ngọc