Bảo hiểm y tế bắt buộc là gì?
Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Hiện nay, có 06 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Không đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 1, Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 4, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền đối với các đối tượng không thực hiện đóng bảo hiểm y tế bắt buộc từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức theo các quy định nêu trên.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Làm dịch vụ đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết có bị phạt không?
-
Năm 2024: Các trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động
-
Từ nay: Đi xe máy phạm 6 lỗi này chỉ bị CSGT nhắc nhở không bị xử phạt, ai không biết quá phí
-
Thẻ Căn cước cấp từ 01/7/2024 có thể thay thế 7 loại giấy tờ quan trọng
-
4 nghề tay trái đang ‘khát’ nhân lực, có việc lên tới 3,6 triệu đồng/giờ