Nhà Nước Việt Nam có chính sách giúp đỡ đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, khuyết tật,... vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân và gia đình giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Mức tiền trợ cấp xã hội hàng tháng theo đề xuất mới từ 1.7.2024 là bao nhiêu?
Mức tiền trợ cấp xã hội hàng tháng theo đề xuất mới từ 1.7.2024
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (gọi tắt là dự thảo) đã đề xuất sửa đổi mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 1.7.2024 là 500.000 đồng/tháng.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội hiện tại chỉ bằng 24% chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2022 - 2025 và 17% thu nhập bình quân. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nghiên cứu xây dựng, sửa đổi Nghị định số 20. Trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, có nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc nảy sinh. Cụ thể, chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp, mới chỉ hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu của người dân; chưa tương đồng với chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu, giảm nghèo và trợ cấp đối với người có công với cách mạng.
Đề xuất nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 360.000 đồng/người/tháng lên 500.000 đồng, mức này tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Tuỳ theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho phù hợp nhằm bảo đảm tương quan chính sách với các đối tượng khác.
Đồng thời, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định với các trường hợp quy định như sau:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại dự thảo tại nghị định.
- Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại dự thảo Nghị định được hưởng chính sách trợ giúp xã hội trong đó có đối tượng người khuyết tật là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, là thành viên hộ nghèo, cận nghèo không có thành viên trong độ tuổi lao động, hoặc có thành viên trong độ tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động.
Với phương án này thì số kinh phí thực hiện mỗi năm sẽ khoảng 37.000 tỉ đồng, tăng hơn so với mức quy định hiện tại là gần 10.000 tỉ đồng. Dự kiến nếu phương án này được thực hiện từ ngày 1.7.2024, năm 2024, ngân sách nhà nước cần bố trí thêm khoảng 4.700 tỉ đồng.
Ngoài tăng mức trợ cấp từ 360.000 đồng/người/tháng lên 500.000 đồng/người/tháng, dự kiến sẽ bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội gồm: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không có người nuôi dưỡng; trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi từ 75 - 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu như tăng mức trợ cấp như trên và mở rộng thêm 3 nhóm đối tượng thì kinh phí tăng thêm trong năm 2024 dự kiến khoảng 17.000 tỉ đồng.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ nay, xây nhà phạm 5 lỗi này bị phạt lên tới 120 triệu đồng: Ai không biết dễ thiệt thòi
-
2 trường hợp sẽ bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại năm 2024: Kiểm tra ngay để không mất số
-
Kể từ nay: Người dân tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng thêm 3 quyền lợi mới này, đó là gì?
-
5 hành vi tưởng là lỗi nhưng sẽ không bị Cảnh sát giao thông phạt tiền
-
Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam tối đa được bao nhiêu?