Quy định CSGT, công chức, viên chức được hưởng bao nhiêu?
Tại Nghị định 176 năm 2024 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2025, mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ (trong đó có CSGT) trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
Cán bộ làm thêm giờ và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Ca đêm thì chi không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
Các cán bộ cá nhân tổ chức cung cấp thông tin về vi phạm giao thông, an toàn giao thông thì không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.
UBND cấp tỉnh có được sử dụng nguồn tiền từ xử phạt vi phạm giao thông?
Nghị định 176 cũng quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương; Bộ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt thì được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể Nghị định quy định:
- Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
- Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.
- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.
- Vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trụ sở, nơi làm việc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nơi tạm giữ phương tiện.
- Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu, cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Xây dựng, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tác giả: An Nhiên
-
Từ nay tới 1/7/2025: Người dân không đi đổi CCCD sang Căn Cước bị phạt tới 4 triệu đồng đúng không?
-
Con ruột vẫn không được thừa kế nhà cửa vàng bạc của bố mẹ trong 7 trường hợp này, cẩn thận mất quyền lợi
-
Khi vợ chồng ly hôn, có 9 loại tài sản không phải chia: Đó là những loại nào?
-
Báo tin vi phạm giao thông ở đâu, gửi như thế nào để nhận thưởng lên tới 5 triệu?
-
Mất bao lâu để nồng độ cồn trong hơi thở về 0 khi uống 2 chén rượu mạnh?