Kể từ 1/1/2025: Không mang căn cước công dân khi ra đường sẽ bị phạt có đúng không?

13:09, Thứ sáu 03/01/2025

( PHUNUTODAY ) - Căn cước công dân là một giấy tờ quan trọng, lúc nào cũng cần mang theo bên người. Hơn nữa, từ ngày 1-1-2025, nếu không mang căn cước công dân khi ra đường, người dân có thể bị phạt.

Căn cước công dân là một giấy tờ quan trọng, lúc nào cũng cần mang theo bên người. Hơn nữa, từ ngày 1-1-2025, nếu không mang căn cước công dân khi ra đường, người dân có thể bị phạt.

Quy định xử phạt nếu không xuất trình được CCCD

Mang theo căn cước công dân (CCCD) khi ra đường rất quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta chứng minh nhân thân khi cơ quan chức năng kiểm tra mà còn hỗ trợ được thực hiện các giao dịch dân sự nhanh chóng, tiện lợi.

Hiện nay, không có một quy định cụ thể nào bắt buộc công dân phải luôn luôn mang theo CCCD bên mình khi ra đường. Tuy nhiên, theo khoản 1 thuộc Điều 10 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có nêu rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 500.000 đồng đối với hành vi không xuất trình được chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD hoặc thẻ căn cước khi có yêu cầu kiểm tra của những người có thẩm quyền.

CCCD2

Ngoài ra, trong dự thảo đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định số 144/2021/NĐ-CP (dự kiến có hiệu lực từ 1-1-2025) của Bộ Công an cũng có ghi rõ là sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với các hành vi không xuất trình được CCCD, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử… một khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Liệu có thể sử dụng ứng dụng VNeID thay thế CCCD bản cứng không?

Theo Khoản 5 và 6 thuộc Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (ở trên ứng dụng VNeID) của công dân Việt Nam có giá trị tương đương thẻ CCCD trong tất cả các giao dịch yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của những người nước ngoài có giá trị tương đương hộ chiếu, hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong tất cả các giao dịch yêu cầu xuất trình các giấy tờ này.

Điều này có nghĩa là mọi người dân hoàn toàn có thể sử dụng thông tin CCCD trên ứng dụng VNeID để có thể thay thế cho CCCD bản cứng khi được yêu cầu xuất trình.

Cách xuất trình căn cước điện tử ở trên ứng dụng VNeID

ung-dung-vneid

Đầu tiên, bạn hãy cập nhật vào ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất. Lưu ý, không làm theo các yêu cầu của người lạ, cài đặt ứng dụng thông qua các trang web của bên thứ ba hoặc qua file APK để tránh bị lừa đảo.

Khi hoàn tất, người dùng chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng VNeID và phải đảm bảo tài khoản đã được nâng lên ở mức 2.

Tại giao diện chính của VNeID, truy cập vào mục Thẻ căn cước/CCCD, nhập passcode (mật mã) hoặc vân tay để có thể xác thực thông tin. Sau đó, bạn chỉ cần nhấn vào mục Căn cước điện tử. Lúc này, màn hình sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin cá nhân liên quan đến bạn và đặc điểm nhận dạng.

Từ ngày 1.1.2025, tài xế có liên quan đến vụ tai nạn giao thông thì sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên ứng dụng VNeID

Theo quy định trong Thông tư số 72/2024/TT-BCA, nếu như giấy tờ của tài xế có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử hoặc ứng dụng VNeID thì CSGT thì sẽ cũng bị tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: CCCD quy định Phật