Tử Cấm Thành nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đây là một khu di tích lịch sử gắn liền với nhiều triều đại nhà vua của Trung Quốc. Đồng thời, cho tới ngày nay thì những câu chuyện xoay quanh Tử Cấm Thành vấn luôn rất là thu hút du khách quốc tế.
Theo sách cổ khi chép lại thì hầu hết các vị vua thời phong kiến đều tin vào phong thủy, hơn nữa từ trước đó Bắc Kinh vẫn nằm trong số các thái ấp của Minh Thành Tổ nên đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng lăng tẩm và phát triển. Sau khi quyết định dời đô về đây được ban ra, nhiều nhân công đã được điều động đến để xây dựng các công trình nguy nga tráng lệ khác phục vụ nhà vua và triều đình.
Khuôn viên của Tử Cấm Thành khoảng 150.000 mét vuông, kết cấu bên trong vô cùng tinh xảo với hơn 10 kiểu mái vòm khác nhau kết hợp các thành phần nhiều màu sắc đã tạo nên một Tử Cấm Thành vô cùng hùng vĩ và tráng lệ khiến ai được đặt chân tới đây đều phải ngỡ ngàng vì sự tráng lệ của nó.
Đồng thời, trong khu vực của Tử Cấm THành có tổng cộng có hơn 70 giếng nước. Là nơi ở của hàng nghìn người trong suốt 24 đời vua, sẽ không có gì lạ khi đào giếng trong cung điện để lấy nước uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, điểm bất thường là những chiếc giếng này chỉ thực sự được sử dụng vào thời kỳ đầu khi cung điện này mới đi vào hoạt động. Khoảng 500 năm cuối cùng của các triều đại phong kiến, các sử gia Trung Quốc đã tiết lộ rằng, những người trong cung lúc này tuyệt đối không còn dám dùng nước giếng Tử Cấm Thành. Vây nguyên nhân thực sự là gì hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hiện tại, có rất nhiều nguồn kiến được đưa ra nhưng đa phần đều thống nhất lý do giải thích cho việc nước giếng trong Tử Cấm Thành không thể uống được như sau:
Lý do thứ nhất là: Giếng chỉ để phòng khi hỏa hoạn
Theo "Minh sử ký", vào năm Gia Tĩnh thứ 36 và năm Vạn Lịch thứ 25, trong Tử Cấm Thành xảy ra hỏa hoạn lớn khiến nhiều cung điện bị thiêu rụi, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.
Vì vậy, theo các chuyên gia, việc xây dựng, tái thiết công trình tốn nhiều kinh phí khiến các quan quản lý phải quan tâm hơn đến công tác phòng cháy chữa cháy. Nước trong giếng lúc này dần trở nên hữu ích. Vì vậy người ta cho rằng giếng nước trong Tử Cấm Thành chỉ dùng để chữa tắt lửa khi hỏa hoạn.
Lý do thứ 2: Sợ có oan hồn người chết
Một giả thuyết khác về việc người trong cung sợ uống nước giếng trong Tử Cấm Thành có liên quan đến sự tích "Giếng Trân Phi", đây là một giếng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất trong Tử Cấm Thành.
Theo "Nhật ký của Gia Sơn", một vị quan của Tử Cấm Thành đã ghi lại câu chuyện rằng: Vào đêm trước khi liên quân tám nước tấn công Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu đã bỏ trốn vì không muốn mang theo Trân Phi, người luôn chống lại bà. Sau đó, Thái hậu đã ra lệnh cho người dìm chết Trân Phi xuống giếng.
Bi kịch của Trân Phi là điển tích phũ phàng thường thấy trong lịch sử hàng trăm năm phong kiến. Ở đó có những cuộc tranh giành quyền lực “máu lửa” và vô số người được cho là đã bỏ mạng ở những giếng nước này.
Lý do thứ 3: Nước ở núi Ngọc Tuyền thích hợp hơn
Tác giả Tử Kha, trong cuốn “Tuyển tập truyện nhỏ thời nhà Thanh” có viết rằng: “Người trong Kinh thành muốn uống nước thì chỉ dùng nước ở núi Ngọc Tuyền”.
Thật vậy, sau này, khi các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vào thời nhà Thanh, hầu như toàn bộ nước dùng trong Tử Cấm Thành đều được vận chuyển từ núi Ngọc Tuyền.
Theo đó, Hoàng đế Càn Long đã tiến hành kiểm tra so sánh nhiều nguồn nước và kết luận rằng nước suối ở núi Ngọc Tuyền là thích hợp nhất để sử dụng trong cung đình, còn nước giếng là nước cứng (loại nước chứa hàm lượng khoáng chất cao, chủ yếu là Canxi và Magie) nên uống sẽ không tốt cho sức khỏe.
Lý do thứ 4: Nước giếng chứa nhiều chất gây hại sức khỏe
Ngoài ra, nước giếng cũng không được sử dụng vì lý do an toàn tính mạng. Nếu ai đó đầu độc một giếng, hàng chục giếng khác trong Tử Cấm Thành cũng sẽ bị nhiễm độc vì chúng thông nhau. Các giếng này cũng thông với sông Ngự bên ngoài kinh thành.
Ngoài ra, theo ghi chép trong sử sách cổ thì vào thời nhà Minh, Vạn Quý phi - sủng phi của Minh Hiển Tông đã hạ độc xuống giếng để ổn định địa vị của mình trong cung. Những vị phi tần trong hậu cung đã uống phải nước giếng sau đó người thì vô sinh, người đang mang thai bỗng nhiên bị sảy.
Chính vì vậy, chất lượng nước cũng được cho là lý do có cở sở giải thích vì sao người trong cung không sử dụng nước giếng để uống. Nguyên nhân là quanh Tử Cấm Thành có sông Ngự chứa nhiều nguồn rác thải và chất gây hại ngấm sâu xuống lòng đất khiến cho nước ở xung quanh đều bị nhiễm độc không thể uống.
Tuy rằng không thể uống, nhưng người trong cung vẫn sử dụng nước giếng để dọn dẹp lăng tẩm, cung điện.
Tác giả: Min Min
-
Phát tướng là phát tài: 3 tuổi này càng béo càng thêm lộc, tiền bạc đua nhau kéo về
-
2 món ăn Việt Nam lọt vào danh sách "nhất định phải thử trong đời" do báo Mỹ bình chọn: Nhiều người đam mê
-
Sổ Nam Tào định sẵn: 3 con giáp đạp trúng hố vàng giàu khủng 2 năm tới, 1 tuổi cẩn thận trắng tay
-
Cuối tuần này (9/9 - 10/9): 3 tuổi gặp thời "trúng mánh", một bước lên hàng đại gia
-
Tháng 10 dương ai đen cứ đen: 4 tuổi này giàu sụ, Tiền-Tài-Danh-Lộc không ai bằng