Tứ đại mỹ nhân Việt Nam thời phong kiến: Tài năng đến nay còn hiếm, số mệnh ai cũng tiếc thương

( PHUNUTODAY ) - Họ là các bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, cầm kì thi họa nổi bật. Hơn thế, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của 1 vương triều.

Huyền Trân công chúa

Huyền Trân (1287-1340) là một công chúa đời nhà Trần, con gái vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông.

Năm 1923, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông và lui về làm Thái thượng Hoàng. Sau đó, ong nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành. Để duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân.

Huyền Trân lấy chồng được 1 năm thì Chế Mân chết. Theo tục lên hoàng hậu phải lên giàn thiêu chết cùng vua. Trần Anh Tông vì sợ em gái bị tổn thương nên sai người sang viếng rồi tìm cách cứu Huyền Trân về.

Sau khi về Thăng Long, Huyền Trân đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn. Ngày 9 tháng Giêng năm Canh Thìn 1930 công chúa Huyền Trân qua đời.

An Tư công chúa

Công chúa An Tư còn gọi là Thiên Tư công chúa, An Tư Thái trưởng công chúa. Bà là con gái út của Trần Thái Tông, em gái Trần Thánh Tông và cô ruột của Trần Nhân Tông. Nhờ bà kết hôn với Trấn Nam vương Thoát Hoan mà quân Trần rút lui an toàn trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 năm 1285.

Đầu năm Ất Dậu 1285, quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra.

Quân nhà Trần rơi vào thế yếu, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa. Thoát Hoan ngay lập tức đồng ý vì đã sớm nghe đồn về sắc đẹp của An Tư công chúa.

Về sau quân nhà Trần phản công, giành được chiến chắng. Các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần nhưng không ai nói đến An Tư.

Ngọc Hân công chúa

Công chúa Ngọc Hân (1770-1799) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn, vợ của vua Quang Trung.

Bà là con thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền. Tháng 5.1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm 1788, bà được phong làm Hữu Cung Hoàng hậu. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Bà gượng sống đến ngày mồng 8.11 năm Kỷ Mùi (4.12.1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Lý Chiêu Hoàng

Lý Chiêu Hoàng (1218-1278) còn gọi là Lý Phế hậu, Chiêu Thánh hoàng hậu. Bà là vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225.

Bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất, được chính Phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi. Tuy nhiên, đây là do sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Lúc bấy giờ là người nắm quyền lực trong chiều.

Năm 1225, Trần Thủ Độ sắp xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thái Tông, kết thúc 200 năm cai trị Đại Việt của triều đại nhà Lý. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237, vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi.

Sau năm 1258, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm, bà sinh được 1 trai, 1 gái. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.

Tác giả: Mộc