Nhà Đường là một trong những triều đại mạnh nhất của Trung Quốc, kéo dài 289 năm với 21 đời Hoàng đế. Trong thời kỳ hoàng kim, nhà Đường được cho là một quốc gia hùng mạnh trên thế giới.
Hoàng đế nhà đường là người đứng đầu của quốc gia. Ngoài xử lý chuyện chính sự, Hoàng đế cũng phải giải quyết một số vấn đề lặt vặt ở hậu cung.
Đối với một số Hoàng đế nhà Đường, chế độ thị tẩm đặc biệt ở hậu cung đôi khi khiến họ thấy sợ. Ban đầu, Hoàng đế có thể rất háo hức nhưng lâu ngày việc thị tẩm lại trở thành vấn đề nan giải.
Vào thời nhà Đường, tư duy xã hội tương đối cởi mở, địa vị của phụ nữ cũng được cải thiện hơn một chút nên các nữ nhân thời Đường ăn mặc khá táo bạo.
Việc quản lý hậu cung ở thời kỳ này tương đối dễ dàng, các phi tần cũng được đối đãi thoải mái hơn các triều đại trước.
Ở các triều đại trước, một số phi tần cả đời có thể không được gặp mặt Hoàng đế và phải sống trong cô độc đến cuối đời. Các nữ nhân nhà Đường thì khác, một khi đã tiến cung, họ đều có cơ hội được hầu hạ Hoàng đế.
Ở thời nhà Đường, các vấn đề xoay quanh chuyện thị tẩm của Hoàng đế đều có quy định rõ ràng và có bộ phẩn quản lý. Ngay cả Hoàng đế cũng không được tùy ý thay đổi phi tần sẽ hầu hạ và thị tẩm mình.
Theo ghi chép trong sách sử, đời sống cá nhân của Hoàng đế được quản lý rất nghiên ngặt. Ngày nào, Hoàng đế cũng được xếp lịch thị tẩm với phi tần. Phi tần nào hầu hạ Hoàng đế vào ngày nào cũng được sắp xếp rõ ràng từ hôm trước.
Bộ máy cai quản vấn đề này được gọi là Kính sự phòng. Người phụ trách có quyền hạn cao nhất là thái giám Kính sự phòng. Người này sẽ làm nhiệm vụ sắp xếp, ghi chép đời sống chăn gối của Hoàng thượng và các phi tần. Khi Hoàng thượng và các mỹ nhân qua đêm cùng nhau, thái giám buộc phải ghi chép chi tiết ngày, tháng, năm để làm chứng cứ thụ thai sau này.
Vì hậu cung có vô vàn mỹ nhân nên đôi khi Hoàng đế sẽ được "xếp lịch" thị tẩm với nhiều phi tần trong cùng một đêm.
Kính sự phòng phân lịch thị tẩm cho Hoàng đế theo ngày âm lịch và mức độ tròn khuyết của mặt trăng. Từ mùng 1 đến ngày rằm, Hoàng đế sẽ lần lượt thị tẩm các phi tử có cấp bậc từ thấp tới cao, sao cho ngày trăng tròn sẽ tới Hoàng hậu. Các ngày còn lại được xếp theo chiều người lại, từ người có địa vị cao xuống thấp, bắt đầu từ Hoàng hậu.
Như vậy, Hoàng hậu là người được ưu ái hơn cả vì một tháng được vua thị tẩm vào 2 ngày 15 và 16. Ngày 17 sẽ thuộc về 4 vị phu nhân, ngày 18 dành cho 9 "tần", 3 ngày từ 19 đến 21 là của 27 "thế phụ". "Ngự thê" cấp bậc phi tần có số lượng nhiều nhất là 81 người sẽ được chia ra trong 9 ngày từ 22 đến 30. Như vậy, có những đêm sẽ có tới 9 người hầu hạ Hoàng đế.
Theo quy định thông thường, vua không được phép từ chối việc thị tẩm. Trong khi các phi tần thì ra sức lấy lòng Hoàng đế, nhằm hoài thai, củng cố địa vị thì sức vua cũng có hạn. Thậm chí, đôi khi bậc cửu ngũ chí tôn cũng giả bệnh cáo ôm để nghỉ ngơi lấy lại sức.