Điểu chỉnh nút nhiệt giúp tiết kiệm điện
Tủ lạnh là thiết bị gia dụng cắm vào nguồn điện liên tục bậc nhất. Một năm mỗi gia đình thường dùng tủ điện liên tục tới hơn 300 ngày. Nếu không phải đi vắng nhà lâu ngày thì hầu như tủ lạnh chỉ được ngừng điện trong khoảng thời gian dọn dẹp tủ,còn lại chúng liên tục ngốn điện.
Trong tủ lạnh có một nút điều chỉnh tiết kiệm điện nhưng lại rất ít người dùng. Bạn hãy chỉnh lại ngay chế độ khi có những thay đổi trong tủ. Hãy điều chỉnh mức nhiệt phù hợp sẽ giúp bạn dùng tủ hiệu quả và tiết kiệm hơn. Vào mùa hè nắng nóng hoặc khi nhiều đồ trong tủ lạnh thì bạn nên để tủ lạnh ở mức 2 đến 4, vừa đảm bảo nhiệt độ bên trong ổn định, vừa tiết kiệm điện. Ngăn đông nên được cài nhiệt độ thấp dưới -18°C để thực phẩm có thể được đông lạnh nhanh chóng và bảo quản được lâu hơn.
Vào mùa đông, trời mát mẻ, rét thì bạn nên điều chỉnh mức nhiệt cao lên một chút để giảm tiêu thụ điện.
Khi thời tiết thay đổi, hoặc lượng đồ dự trữ trong tủ lạnh quá nhiều hoặc bạn đã dùng chỉ còn quá ít, hoặc khi mua đồ mới về cho vào, bạn cũng cần điều chỉnh mức nhiệt này. Việc chú ý điều chỉnh mức nhiệt hợp lý mang lại nhiều tác dụng vừa giúp đảm bảo giữ lạnh nhanh, giữ cho nhiệt độ phù hợp lại giúp tiết kiệm điện.
Vệ sinh tủ thường xuyên
Tủ lạnh nếu không vệ sinh thường xuyên dễ gây đóng tuyết nên chiếm hữu không gian và làm tốn điện. Vì vậy, chúng ta phải rã đông và vệ sinh ít nhất nửa năm một lần.
Hơn nữa giàn lạnh và máy nén bị bụi thì cũng giảm khả năng hoạt động. Bụi tích tụ lâu ở vị trí này sẽ khiến tủ lạnh ngốn nhiều điện hơn. Bạn có thể lấy máy hút bụi hoặc bàn chải lông mềm ra và quét. Đồng thời, bạn hãy vệ sinh gioăng cửa tủ lạnh. Nếu đệm cửa bị bẩn hoặc bị lỏng theo thời gian, hiệu quả bịt kín sẽ bị ảnh hưởng.
Tránh mở đóng tủ liên tục
Việc lấy đồ dùng không tính toán chú ý dẫn tới liên tục mở đóng tủ lạnh sẽ gây ra tốn điện. Vì thế nên tránh việc phải mở và đóng tủ liên tục thế này. Mỗi khi dùng nên tính toán để lấy đồ dùng trong 1 lần, hạn chế mở đóng tủ nhiều lần. Hãy đóng mở cửa khi thực sự cần thiết, đồng thời không nên mở cửa quá lâu. Đây cũng là một mẹo quan trọng để tiết kiệm năng lượng.
Sắp xếp thực phẩm gọn gàng
Để thực phẩm gọn gàng giúp luồng khí lạnh lưu thông trong tủ tốt hơn nên dễ bảo quản thực phẩm hiệu quả hơn. Hơn nữa xếp gọn gàng giúp bạn dễ tìm thực phẩm tránh phải mở cửa tủ lâu vừa tốn điện lại ảnh hưởng tới chất lượng bảo quản thực phẩm và mất thời gian của bạn.
Những loại rau củ quả nên để trong ngăn kéo giữ ẩm đặc biệt, nơi có độ ẩm vừa phải để giúp chúng giữ được độ tươi ngon. Còn thịt, hải sản phải xếp ở tầng dưới cùng để tránh gây ô nhiễm chéo. Việc phân loại như vậy không chỉ giúp thực phẩm tươi lâu hơn mà còn giúp điều hòa không khí lan tỏa đều đến mọi ngóc ngách.
Tránh xa nguồn nhiệt, không kê tủ lạnh sát tường
Tủ lạnh là thiết bị phát ra nhiệt nên cần kê thoáng các mặt để chúng tỏa nhiệt. Do đó tuyệt đối kê tủ sát tường, tủ gần bếp nấu, tủ gần cửa sổ, tủ gần lò vi sóng, lò nướng.. Việc kê tủ gần nguồn nhiệt gây ra cháy nổ và khiến tủ ngốn điện nhiều hơn.
Thường xuyên kiểm tra viền đệm cửa
Bạn nên chú ý nghe tiếng ồn của tủ và kiểm tra viền cửa, gioăng tủ. Khi tủ bị hở sẽ hay gây ra tiếng ồn và sẽ ngốn nhiều điện hơn. Do đó nên tránh để tủ lạnh bị hở gioăng, hở cánh tủ. Vì thế nên kiểm tra viền cửa tủ, gioăng tủ lạnh.
Tác giả: An Nhiên
-
Bạn biết không: Đây là nốt ruồi son báo vận đỏ chót, quý nhân theo gót, tiền bạc chật két
-
5 tầng nên tránh khi mua nhà chung cư, vừa bất tiện vừa dễ mất giá
-
10 món canh ngon mát ngày hè, cực dễ nấu
-
Nhà hướng Tây có thể trồng 8 loại cây này, vừa đẹp vừa che nắng
-
Trứng mua về đừng bỏ vào tủ lạnh ngay, làm thêm 1 bước, trứng để cả tháng không hỏng