Tự test ở nhà lúc âm lúc dương vì sao
Nguyễn Gia K. (23 tuổi, phường 8, quận 6, TP.HCM) chia sẻ K. và mẹ ở cùng nhà đang là F0. Mẹ của K. đã có triệu chứng từ 7 ngày trước sau đó mới đến K. Vì hai mẹ con tự theo dõi tại nhà nên tự lấy mẫu xét nghiệm cho nhau. 3 ngày K. lấy mẫu 1 lần. Tuy nhiên, K. thắc mắc có lúc test nhanh âm tính, hai mẹ con mừng vì nghĩ hết virus nhưng chiều tối tiện test lại lại dương tính. Trong 1 tuần qua, nhiều lần mẹ con K. rơi vào tình trạng này.
Cũng giống K., ông Phạm Văn B. (54 tuổi, Bà Điểm, Hooc Môn, TP.HCM), cho biết gia đình ông cả 5 người đều là F0, cháu nội bé nhất 9 tháng tuổi. Cả nhà tự theo dõi và ăn uống theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Con trai ông B. lên mạng học cách tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên nhưng kết quả vẫn sai lệch có lúc âm tính, lúc lại dương. Thậm chí, bản thân ông B. có triệu chứng sau 4 ngày test âm tính và đến ngày thứ 6 test lại thấy hai vạch mờ mờ.
Điều ông lo lắng khi âm tính rồi lại dương có phải là tái nhiễm hay không?
TS BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn – Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Nhi đồng 1, TP.HCM đã có giải thích cụ thể liên quan tới vấn đề này
Theo TS Nhàn, việc test nhanh trên một người lúc âm tính, lúc dương là hoàn toàn bình thường. Bản thân ông cũng nhận được thắc mắc của rất nhiều người về kết quả test nhanh kháng nguyên, cụ thể là tại sao trên cùng một người xét nghiệm lúc dương lúc âm tính.
Chuyên gia này cho biết, theo kết quả một nghiên cứu tổng quan hệ thống tổng hợp từ 83 nghiên cứu cho thấy, những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến độ nhạy (khả năng cho kết quả dương tính ở F0) bao gồm:
Vị trí lấy mẫu, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, F0 có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus có trong mẫu bệnh phẩm.
- Đối với vị trí lấy mẫu rất quan trọng: Nếu như lấy không đúng vị trí thì tỷ lệ dương tính sẽ thấp hơn.
Mẫu sau khi lấy xong, nếu chưa thực hiện xét nghiệm ngay thì cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8 độ C trước khi đưa về phòng xét nghiệm.
- Thời gian từ lúc khởi phát đến khi lấy mẫu cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả test nhanh. Đồng thời, nếu vào thời điểm lấy mẫu F0 có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng.
- Nồng độ virus trong bệnh phẩm cũng là yếu tố quyết định khả năng dương tính của xét nghiệm: Theo nghiên cứu trên, thời gian này dưới hoặc bằng 7 ngày thì độ nhạy là 86,2%, trên 7 ngày là 70,8%. Nếu vào thời điểm lấy mẫu người bệnh có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng.
- Khoảng cách giữa 2 lần lấy mẫu gần nhau và cùng lấy ở 1 vị trí (1 bên mũi), thì khả năng kết quả dương tính cũng giảm do lượng mẫu bệnh phẩm lần 2 đã giảm.
TS Nhàn cũng cho biết, cách lấy mẫu để cho kết quả chính xác như sau:
Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khi xét nghiệm lấy dịch tỵ hầu phải yêu cầu F0 ngồi yên, mặt hơi ngửa, trẻ em thì phải có người lớn giữ.
Người lấy mẫu nghiêng đầu F0 ra sau khoảng 70 độ và tay đỡ phía sau cổ của F0, tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.
Nếu nhận thấy chưa đạt được độ sâu mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút tăm bông ra và thử lấy mũi bên kia. Khi đã cảm thấy tăm bông chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, giữ tăm bông tại chỗ lấy mẫu trong 5 giây để dịch thấm tối đa. Rồi từ từ xoay và rút tăm bông ra.
Với trẻ nhỏ, hãy đặt bé ngồi trên đùi của người lớn, lưng trẻ quay về phía ngực người lớn. Ôm, giữ chặt cơ thể và tay trẻ, dùng tay mình đỡ đầu trẻ ngả ra phía sau.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Nữ giới có "1 mùi, 2 ít, 3 to" đang già đi rất nhanh: Không có cái nào chứng tỏ còn trẻ khỏe
-
5 loại quả nằm trong 'sách đen' gây bệnh, nuôi tế bào ác tính: Dù rẻ mấy cũng đừng mua ăn
-
Trước khi ngủ thực hiện 3 bài tập này, mỡ bụng nhiều mấy cũng giảm
-
5 loại rau củ tưởng tốt cho cơ thể nhưng gây béo không kém thịt cá, ai muốn giảm cân nên tránh xa
-
Kinh nguyệt trên 7 ngày, "dâu" chảy ồ ạt: Đừng chủ quan, BS nói có thể bạn đang mắc 4 bệnh nguy hiểm sau