Quy định về việc đeo khăn trắng, vàng, đỏ, tím trong đám tang
Đeo khăn tang là một trong những phong tục quan trọng được truyền lại từ ông cha ta. Người đeo khăn tang thường là người thân của người đã khuất, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, họ là đại diện cho gia đình người đã qua đời.
Hầu hết mọi người trong gia đình, từ gần đến xa, có mối liên hệ huyết thống đều phải đeo khăn tang khi có thành viên trong gia đình qua đời. Đặc biệt, mỗi quan hệ sẽ có màu sắc khác nhau cho khăn tang. Sự phân biệt và phân loại khăn tang theo cấp bậc được gọi là năm hạng tang phục.
Mới đây, hình ảnh đám tang của một cụ cố 96 tuổi ở Huế gây chú ý trên mạng xã hội. Cụ thể, trong đám tang, các con, cháu, anh chị em của người đã mất đeo khăn tang màu trắng. Chắt đeo khăn tang vàng, chút đeo khăn tang đỏ và chít đeo khăn tang tím.
Qua hình ảnh, nhiều người bình luận cho biết họ hiếm khi thấy khăng tang màu tím, bởi hiếm ai trong gia đình sống thọ đến tuổi gần 100 và may mắn đã có chít.
Ý nghĩa của việc đeo khăn tang
Tục lệ đeo khăn tang được thực hiện nhằm thể hiện lòng thành kính, tĩnh nghĩa và lòng xót thương của những người còn sống đối với người đã khuất. Việc đeo khăn tang đòi hỏi sự thành kính, và nếu người chịu tang không có lòng thành thì việc đeo khăn tang cũng mất đi ý nghĩa của nó.
Đối với gia đình, việc đeo khăn tang khi mất đi người thân cũng là cách để thể hiện sự an ủi và sự nhớ nhung đối với người thân đã mất. Trong một số trường hợp, việc đeo khăn tang cũng có thể thể hiện tình thân yêu và tình bạn bè thân thiết. Vì vậy, việc đeo khăn tang hiện nay không còn mang tính chất bó buộc như trước đây.
Khi con cái mất trước cha mẹ thì có để tang không?
Sự ra đi của ai trong gia đình luôn mang đến một nỗi đau vô hạn và để lại dấu ấn sâu trong lòng những người còn sống. Vì lẽ đó, ngày nay khi con cái mất, cha mẹ cũng có thể đeo khăn tang trắng để thể hiện lòng thương tiếc.
Ở một số khu vực, có quan niệm rằng cha mẹ là người đã sinh và nuôi dưỡng con cái. Việc mất đi con cái trước cha mẹ được coi là hành động bất hiếu, bởi cha mẹ chưa được nhận lại sự hiếu kính và con cái đã trốn thoát khỏi nghĩa vụ và bỏ lại cha mẹ ở thế gian. Do đó, khi thăm viếng, người thân thường quấn vòng khăn tang lên đầu thi thể.
Hành động này thể hiện việc con cái ở dưới cõi âm cũng phải để tang để báo hiếu cho người còn sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người chỉ đặt khăn tang lên di ảnh thay vì trực tiếp trên người.
Về thời gian tang, thường người chịu tang sẽ tuân theo mối quan hệ và có thể để tang trong khoảng thời gian ngắn như 49 ngày, 3 tháng, 6 tháng, hoặc thậm chí lâu hơn như 1-3 năm.
Trong thời gian tang, có quan niệm rằng chúng ta không nên thực hiện một số dự định hoặc tuân thủ những kiêng kỵ cụ thể trong cuộc sống. Điều này giúp tránh những điều không may mắn đối với những người còn sống.
Khi thực hiện nghi thức xả tang, điều này có ý nghĩa thông báo cho mọi người biết rằng đã kết thúc giai đoạn tang. Đặc biệt, nghi thức xả tang được thực hiện nhằm cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất yên nghỉ và siêu thoát.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Tổ tiên có câu: ''Con gái lấy chồng, mẹ đẻ kiêng đi theo kẻo nhà tan cửa nát'', là muốn chỉ điều gì?
-
Đàn ông lấy vợ cứ tìm cô gái ở độ tuổi này, chẳng lo ngoại tình, chiều chồng thương con
-
5 kiểu bạn đểu, chớ dại kết thân kẻo có ngày gặp họa khôn lường
-
Trên bàn ăn, cứ nhìn vào 1 điểm này là biết ai quân tử ai là kẻ tiểu nhân
-
Về già đừng sống chung với bất kỳ đứa con nào, hãy chỉ sống với duy nhất 1 người này