Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Hiện nay có rất nhiều những bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng các bạn có biết ung thư tuyến tiền liệt là gì hay không?
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
1.Khái niệm
Tuyến tiền liệt ở nam giới nằm gần bàng quang có chức năng tạo ra chất dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng trong quá trình xuất tinh. Ung thư tuyến tiền liệt là dạng u ác tính, gặp phổ biến ở nam giới cao tuổi.
Đây là loại ung thư phát triển chậm và hầu như ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu tiêu biểu gì. Nếu được phát hiện sớm, khi ung thư vẫn còn trong giới hạn của tuyến tiền liệt thì vẫn còn cơ hội để điều trị thành công.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
2. Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt
Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có triệu chứng. Nó chỉ được phát hiện khi chuẩn đoán có PSA cao trong một lần khám bệnh định kỳ. Đôi khi UTTTL gây ra một số triệu chứng tương tự như các bệnh khác ví dụ như bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Các triệu chứng bao gồm đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đêm, khó tiểu hoặc tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu, đau mỗi khi tiểu.
Khi ở các giai đoạn sau của bệnh, khi đó ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các triệu chứng khác.
Những triệu chứng thường gặp nhất là: Đau xương, thường ở các đốt sống (xương cột sống), xương chậu , hay xương sườn .
Ung thư còn có thể di căn sang các xương khác thường là phần xương đầu của xương đùi. Ung thư tuyến tiền liệt di căn vào cột sống cũng có thể đè lên tủy sống gây ra yếu chân và đại tiện , tiểu tiện không tự chủ.
3. Một số cách phòng tránh bệnh
Tập thể dục và vận động vài giờ mỗi tuần có thể phòng tránh béo phì và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tât
“Yêu” đều đặn để giúp giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt
Duy trì khám sức khỏe hàng năm và không được bỏ sót xét nghiệm PSA để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại và có thể phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn sớm.
Tìm hiểu tiền sử gia đình.
Một số chế phẩm bổ sung, như selen, có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung hay phác đồ thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn!
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh