Nước mía có thực sự nguy hiểm tới sức khỏe bà bầu và thai nhi?
Theo như nhiều lời truyền miệng, trong 3 tuần đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu uống nước mía sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, thông tin này chưa có cơ sở khoa học nào. Thậm chí, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích mẹ bầu nên uống nước mía, đặc biệt là những tuần đầu của thai kỳ. Bởi đây là một thức uống "rẻ bèo" nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ. Trong 100 ml nước mía có chứa:
- Năng lượng: 39 calo
- Carbohydrates: 9g
- Chất béo: 0g
- Protein: 0g
- Canxi: 10mg
- Đường: 12g
Dưới đây là những lợi ích thiết thực từ nước mía dành cho mẹ bầu, nên tham khảo:
1. Giảm ốm nghén
Mẹ bầu khi bị uống nghén có thể sử dụng phương pháp sau: uống một ly nước mía pha chút gừng có thể giúp giảm cơn buồn nôn, khó chịu trong người.
2. Tăng cường hệ miễn dịch cho thai phụ
Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, phòng chống các tác nhân gây hại. Bởi đây là một loại thức uống chứa một lượng canxi, magiê và sắt dồi dào, giúp bổ sung đáng kể khoáng chất cho cơ thể.
3. Phòng ngừa cảm lạnh
Nước mía là một loại thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng cổ họng. Thế nên, nếu mẹ bầu bị viêm họng, ho khan mà không thể dùng thuốc, có thể sử dụng nước mía như một giáp pháp tự nhiên hữu hiệu để cải thiện sức khỏe.
4. Giảm nguy cơ bị táo bón
Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị táo bón. Nhưng triệu chứng này có thể được phòng tránh bằng cách uống nước mía hằng ngày để cải thiện hệ tiêu hoa của mẹ bầu. Không chỉ vậy, nước mía còn có thể ngăn ngừa chứng nhiễm trùng dạ dày và giúp giữ lá gan của mẹ khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh lượng bilirubin trong cơ thể.
Tác giả: